Siêu lốc xoáy kép hiếm gặp thổi bay một nửa thị trấn ở Mỹ
Tờ Telegraph đưa tin, hôm 16/6, 2 cơn lốc xoáy lớn quét qua phía đông bắc bang Nebraska của Mỹ, thổi bay một nửa thị trấn Pilger của bang này, khiến 1 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương.
Siêu lốc xoáy thổi bay một nửa thị trấn Pilger ở Mỹ.
Các nhân chứng cho biết, 2 cơn lốc xuất hiện cùng nhau đã san phẳng một nửa khu dân cư và trường học của thị trấn. Cơn lốc xoáy bắt đầu từ tối ngày 16/6 và kéo dài đến hết đêm thì suy yếu. Cơ quan Dự báo thời tiết quốc gia Mỹ cho hay, cơn lốc xoáy kép hiếm gặp này được sinh ra từ một trận bão. Chúng hoạt động cách nhau khoảng 2km và có sức gió khoảng 320km/h.
Các nạn nhận bị chấn thương nghiêm trọng và được đưa tới 3 bệnh viện trong khu vực. Đã có một trường hợp tử vong được bệnh viện xác nhận. Thống đốc bang Nebraska Dave Heineman đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kêu gọi các nguồn lực liên bang giúp đỡ trong quá trình khắc phục hậu quả lốc xoáy.
Đại diện của hạt Stanton Jerry Weatherholt chia sẻ: "Hơn một nửa thị trấn đã hoàn toàn biến mất. Cơn lốc quét qua và để lại một mớ hỗn độn kinh khủng”.
Các nhân viên cứu hộ và người dân thị trấn Pilger đang vật lộn để "cứu" lại những ngôi nhà bị phá hủy. Thị trấn này có 350 dân. Do có địa hình đặc biệt bằng phẳng nên bang Nebraska là nơi "nổi tiếng" thường xuyên xảy ra những trận lốc xoáy ở Mỹ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
