"Siêu" máy bay không người lái giám sát tàu gây ô nhiễm
Một đội máy bay không người lái sẽ bắt đầu giám sát vùng trời một số cảng sầm uất nhất thế giới với mục tiêu cắt giảm ô nhiễm từ các tàu chở hàng.
Hãng tin Bloomberg ngày 21/5 cho biết giới chức các nước đang áp dụng luật mới để giảm phát thải SO2 - nguyên nhân gây ra các cơn mưa axít và bệnh suyễn - từ các tàu hàng.
Tàu hàng cập cảng Rotterdam tại Hà Lan - (Ảnh: REUTERS).
Do luật mới đòi hỏi hầu hết các tàu hàng phải dùng nhiên liệu đắt tiền hơn, một số chủ tàu có thể cố tình gian lận để dùng dầu dỏm với giá rẻ hơn. Đó là lý do xuất hiện của đội máy bay giám sát không người lái.
Bloomberg cho biết Hà Lan - nơi có cảng lớn nhất Liên minh châu Âu, đang chuẩn bị đưa vào sử dụng một thiết bị bay không người lái cỡ lớn có khả năng bay xa bờ 16km để giám sát lượng phát thải của các tàu.
Giới hành pháp địa phương gọi nó là "siêu máy bay không người lái" (super drone).
Cảng container của Hong Kong từng là cảng bận rộn nhất trên thế giới - (Ảnh: AFP).
Tại Hong Kong, những người vi phạm luật phát thải sẽ bị phạt nặng và đối mặt với án tù đến 6 tháng. Bloomberg cho biết đặc khu hành chính này cũng đang thử nghiệm các máy bay không người lái loại nhỏ với cùng mục đích giám sát ô nhiễm tại cảng.
Nhà chức trách tại Đan Mạch và Na Uy cũng đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để cắt giảm ô nhiễm.
Các nhà chức trách có thể sử dụng máy bay không người lái để lọc ra tàu hàng vi phạm trong số hàng chục ngàn tàu ra vào cảng của nước họ và tiến hành kiểm tra đúng hãng tàu vi phạm một cách nhanh chóng.
Tại Hong Kong và Thâm Quyến (Trung Quốc), các nhà chức trách thường xuyên phải chọn ra hàng trăm tàu hàng để kiểm tra ngẫu nhiên. Giáo sư Zhi Ning của ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho biết vì lý do này nên chính quyền địa phương tại đặc khu và thành phố thuộc Trung Quốc đang làm việc với giới học giả về cách sử dụng máy bay không người lái.
Các thiết bị bay không người lái này sẽ bay vào trong các cột khói nhả ra từ các con tàu, thu thập dữ liệu thời gian thực để tính toán có bao nhiêu lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tàu. Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong đã tiến hành thử nghiệm công nghệ này trong tháng 5 và sẽ cử đội ngũ đi khắp bến cảng của đặc khu.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
