Siêu máy tính có thể dự đoán bất ổn xã hội

Trong tương lai các siêu máy tính sẽ có thể dự đoán những sự kiện gây bất ổn trong xã hội như làn sóng biểu tình tại Ai Cập hay cuộc nội chiến tại Libya.

Discovery cho biết, Kaley Leetaru, một chuyên gia phân tích truyền thông kỹ thuật số của Đại học Illinois tại Mỹ, tập hợp một kho dữ liệu gồm 100 triệu bài báo từ năm 1979 tới năm 2011. Những bài báo này được lấy từ kho dữ liệu của các cơ quan tình báo Mỹ và Anh.

Bằng cách phân tích nội dung các bài báo và giọng điệu của chúng, Leetaru phát hiện ra rằng một số kiểu bài báo thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn mà xã hội bất ổn. Chẳng hạn, tại Ai Cập, những bài báo có giọng điệu tiêu cực về cựu tổng thống Hosni Mubarak tăng dần cho tới khi ông này từ chức.

Siêu máy tính có thể dự đoán bất ổn xã hội
Những người chống chính phủ Ai Cập biểu tình tại thủ đô Cairo vào ngày 25/1. (Ảnh: AP)

Sự ổn định về giọng điệu trong các bài báo cũng có thể giúp máy tính dự đoán tình hình xã hội. Chẳng hạn, bất chấp sự chỉ trích ngày càng gay gắt của giới truyền thông, chính phủ Ảrập Xêút vẫn không đối mặt với nguy cơ sụp đổ do những bài báo tiêu cực về chính phủ vẫn xuất hiện đều đặn với tần suất cao trong nhiều năm trước.

Siêu máy tính cũng có thể phát hiện trùm khủng bố Osama bin Laden ẩn náu tại Pakistan bằng cách kiểm tra tần số xuất hiện của tên ông ta trong những bài báo liên quan tới Pakistan. Sau đó nó tập hợp những bài báo đó và liệt kê những địa danh được nhắc tới. Bằng cách nối các thành phố bằng những đường thẳng rồi phân tích, siêu máy tính kết luận bin Laden ẩn náu ở miền bắc Pakistan.

Tất nhiên, công nghệ của Leetaru chưa thể dự đoán các sự kiện với mức độ chính xác tuyệt đối. Việc đó cũng giống như công nghệ dự báo thời tiết trong giai đoạn sơ khai. Ban đầu các chuyên gia khí tượng chỉ dự đoán với độ chính xác trung bình, song ngày nay mức độ chính xác đã đủ lớn để người dân ra quyết định dựa theo thông tin dự báo thời tiết. Siêu máy tính không thể đoán hành động của các cá nhân, song có thể đoán phản ứng của một cộng đồng dân cư hoặc cả xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News