“Siêu núi lửa” hình thành nhanh hơn ta tưởng
Những núi lửa lớn nhất trên Trái đất, hay còn gọi là “siêu núi lửa”, chỉ mất vài trăm năm để hình thành và phun trào chứ không phải hàng trăm nghìn năm như các nhà khoa học trước nay vẫn nghĩ.
>>> Iceland: Năng lượng thiên nhiên từ núi lửa
Một vụ "siêu phun trào" có thể gây ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu - (Ảnh: Daily Mail)
Thông tin trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Public Library of Science ONE, dẫn kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ.
Nghiên cứu dựa trên việc phân tích một đợt “siêu phun trào” núi lửa xảy ra ở phía đông California 760.000 năm trước khiến một nửa Bắc Mỹ chìm trong tro núi lửa. Theo đó, bể dung nham núi lửa này đã bùng bổ chỉ trong vài trăm năm hình thành.
Các nhà khoa học cho biết những vụ "siêu phun trào" như vậy có thể sinh ra hàng ngàn kilômet khối đất, đá… tức nhiều gấp vài trăm lần so với những trận núi lửa được chứng kiến trong lịch sử nhân loại.
“Siêu núi lửa” cũng có thể tạo ra lượng tro đủ để ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu trong nhiều năm. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng một vụ phun trào tương tự ở Lake Toba, Indonesia khoảng 70.000 năm trước đã gây ảnh hưởng lâu dài, gần như xóa sổ hoàn toàn con người.
Vào thời điểm hiện tại, các nhà địa chất tin rằng không có bể dung nham núi lửa khổng lồ nào trên Trái đất có nguy cơ phun trào, tuy nhiên họ nói nghiên cứu này sẽ mở ra các cuộc nghiên cứu mới trong tương lai nhằm giúp con người dự báo được các trận "siêu núi lửa".

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.
