Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể "nổ" sớm hơn dự định

Một vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử hành tinh này có thể xuất hiện.

500 năm trước, siêu núi lửa Campi Flegrei tại Italy đã bùng nổ, "phun" ra hàng tấn dung nham, cùng một cột khói đen dày đặc che phủ bầu trời suốt 8 ngày liên tiếp. Thậm chí, nó đã tạo ra một ngọn núi mới, từ lớp đất đá mà dung nham phun trào lên. Ngọn núi đó có tên Monte Nuovo.

Nhưng nay, các chuyên gia đang lo ngại rằng siêu núi lửa sẽ lại một lần nữa bùng nổ, khi áp lực tại đây đã liên tục gia tăng trong suốt 67 năm qua mà không có dấu hiệu ngừng lại. Và các tính toán cho thấy, đây có thể là vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể nổ sớm hơn dự định
Campi Flegrei - siêu núi lửa nguy hiểm nhất hành tinh hiện nay.

"Khi nghiên cứu cách lớp đất đá vỡ ra và dịch chuyển tại Campi Flegrei, chúng tôi tin rằng nơi đây đang tiệm cận giai đoạn nghiêm trọng nhất, mà bất kỳ tác động nào cũng có thể kích hoạt một vụ nổ. Vấn đề là các nhà chức trách bắt buộc phải chuẩn bị cho chuyện này" - Christopher Kilburn từ ĐH College London cho biết.

Dành cho những người chưa biết, siêu núi lửa không phải là núi lửa thông thường. Nó không giống một ngọn núi, mà trải rộng trên mặt đất, tạo ra một khu vực địa chất núi lửa như dãy Yellowstone (dãy núi lửa lớn nhất của Mỹ).

Siêu núi lửa được hình thành khi một ngọn núi lửa bình thường phun ra quá nhiều dung nham, khiến nó tự sụp đổ. Thứ còn sót lại là một miệng núi lửa khổng lồ, với các lỗ hơi, mạch nước và cả acid sulphuric.

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể nổ sớm hơn dự định
Siêu núi lửa được hình thành khi một ngọn núi lửa bình thường phun ra quá nhiều dung nham, khiến nó tự sụp đổ.

Với Campi Flegrei, siêu núi lửa này trải rộng tới 100km2, từ phía tây dãy Naples. Nó có tới 24 miệng núi lửa, cùng một số ngọn núi chìm dưới biển Địa Trung Hải. Trong quá khứ, Campi Flegrei đã có hai vụ phun trào lớn - 35.000 năm trước, và 12.000 năm trước - cùng một vụ bùng nổ nhỏ hơn vào năm 1538.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Campi Flegrei được hình thành từ 200.000 năm trước, và lý do là vì một vụ sụp đổ núi lửa lớn khủng khiếp, đến mức các chuyên gia còn cố gắng ghép vào sự kiện người Neanderthals tuyệt chủng.

Nêu vậy để thấy rằng Campi Flegrei đã từng có những giai thoại thực sự khủng khiếp. Và theo các chuyên gia, mức năng lượng ở đây đang tích tụ và sắp đạt đến giai đoạn bùng nổ.

"Chúng tôi không biết tình trạng bất ổn này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng Campi Flegrei đang theo đúng xu hướng chúng tôi dự đoán ở các ngọn núi lửa khác" - Kilburn cho biết.

"Chúng tôi đang ở rất gần với việc dự đoán sự phun trào của những ngọn núi đã nguội lạnh từ lâu".

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể nổ sớm hơn dự định
Theo các chuyên gia, mức năng lượng ở đây đang tích tụ và sắp đạt đến giai đoạn bùng nổ.

Tuy nhiên thật không may, hiện vẫn chưa ai dự đoán chính xác được thời điểm siêu núi lửa chính thức bùng nổ, vì nó phụ thuộc vào lượng magma đang sục sôi ở độ sâu tới 3.000m từ trung tâm miệng núi.

Nếu lượng magma này đạt đến đỉnh điểm, siêu núi lửa sẽ bùng nổ, và chuyện đó sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 360.000 người tại khu vực lân cận, và gần 1 triệu người quanh dãy Naples.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Hòn đảo bé chỉ bằng nửa sân bóng nhưng có tới 1.500 người dân sinh sống

Hòn đảo bé chỉ bằng nửa sân bóng nhưng có tới 1.500 người dân sinh sống

Tuy bé và chật chội nhưng hòn đảo Migingo vẫn có sức hút kỳ lạ với rất nhiều ngư dân châu Phi.

Đăng ngày: 17/05/2017
Tại sao nước sông Hoàng Hà ở Trung Quốc lại vàng?

Tại sao nước sông Hoàng Hà ở Trung Quốc lại vàng?

Con sông Hoàng Hà được coi là

Đăng ngày: 17/05/2017
Diện tích rừng đang bao phủ hơn 9% Trái Đất, bạn có tin không?

Diện tích rừng đang bao phủ hơn 9% Trái Đất, bạn có tin không?

Dựa trên những tài liệu hình ảnh độ phân giải cao của Google Earth, các nhà khoa học đã tiếp tục cập nhật thêm tổng diện tích của Trái Đất, nâng con số này lên 9%.

Đăng ngày: 15/05/2017
Thiên nhiên chết dần vì tiếng ồn của du khách

Thiên nhiên chết dần vì tiếng ồn của du khách

Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của du khách tại một số công viên đang hủy hoại môi trường tự nhiên, và đe dọa đến môi trường

Đăng ngày: 15/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News