Siêu quầng lửa cản trở sự sống hình thành quanh sao lùn đỏ

Nghiên cứu mới cho thấy những vụ nổ năng lượng lớn trên những ngôi sao lùn đỏ có thể thổi bay bầu khí quyển của hành tinh xoay quanh.

Siêu quầng lửa hay siêu bão sao (superflare) là những vụ nổ năng lượng và tia cực tím rất mạnh từ những ngôi sao xa xôi. Nó có thể lớn gấp 10.000 lần so với ngọn lửa Mặt trời hay bão Mặt trời thông thường.

Siêu quầng lửa cản trở sự sống hình thành quanh sao lùn đỏ
Mô phỏng siêu quầng lửa phá hủy bầu khí quyển của hành tinh xoay quanh sao lùn đỏ. (Ảnh: NASA).

Một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí arXiv báo cáo rằng, siêu quầng lửa có thể là nguyên nhân cản trở sự sống hình thành và tiến hóa trên các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời.

Sử dụng Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA, các nhà nghiên cứu từ Khoa Vật lý và Thiên văn thuộc Đại học North Carolina của Mỹ cho biết đo được nhiệt độ và bức xạ tia cực tím của 42 siêu quầng lửa phát ra từ 27 ngôi sao lùn đỏ.

Những quan sát này thu được sau mỗi 2 phút, cho phép nhóm nghiên cứu ghi lại biểu đồ nhiệt độ chi tiết trong vòng đời ngắn ngủi của các siêu bão sao. Loại vụ nổ này thường phát ra hầu hết bức xạ tia cực tím của nó chỉ trong 10 đến 15 phút. Do nhiệt độ có mối tương quan chặt chẽ với phát xạ tia cực tím, các nhà nghiên cứu qua đó có thể ước tính năng lượng bức xạ do các vụ nổ gây ra.

Kết quả nghiên cứu tiết lộ siêu quầng lửa không chỉ gây hại trực tiếp cho sự sống mà còn có thể tước đi bầu khí quyển của các hành tinh có quỹ đạo tương đối gần ngôi sao, đặc biệt là những ngôi sao lùn đỏ chiếm tới 75% số lượng sao trong dải Ngân Hà.

Điều này là do sao lùn đỏ hoạt động tích cực hơn những ngôi sao giống như Mặt trời, nên tạo ra nhiều siêu bão sao hơn. Bên cạnh đó, loại sao này rất nhỏ và mờ, nên để nước lỏng có thể ổn định trên bề mặt của hành tinh thì quỹ đạo của nó phải rất gần ngôi sao. Điều này khiến sự sống khó tồn tại, hay nói cách khác là khó xuất hiện "vùng ở được".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảnh vụn sao Kim có thể ẩn mình trên Mặt trăng

Mảnh vụn sao Kim có thể ẩn mình trên Mặt trăng

Một vụ va chạm mạnh thời xưa có khả năng khiến những mảnh đá trên sao Kim bắn ra ngoài không gian và bay tới Mặt trăng.

Đăng ngày: 09/10/2020
Ảnh chụp

Ảnh chụp "bức tường" vũ trụ dài 50 nghìn tỷ km

Kính viễn vọng Gemini South chụp bức ảnh nét nhất từ trước đến nay về một đoạn của tinh vân Carina, hé lộ nhiều chi tiết mới.

Đăng ngày: 08/10/2020
Phi hành gia bầu cử thế nào từ vũ trụ?

Phi hành gia bầu cử thế nào từ vũ trụ?

Dù lơ lửng bên ngoài quỹ đạo Trái đất nhưng các phi hành gia Mỹ ở trạm vũ trụ quốc tế ISS vẫn có phương thức để tham gia bỏ phiếu lựa chọn Tổng thống.

Đăng ngày: 08/10/2020
24 hành tinh có thể phù hợp với sự sống hơn Trái đất

24 hành tinh có thể phù hợp với sự sống hơn Trái đất

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington xác định hàng chục hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có điều kiện lý tưởng hơn hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 06/10/2020
Hôm nay, Hỏa tinh tiến gần Trái đất nhất trong năm

Hôm nay, Hỏa tinh tiến gần Trái đất nhất trong năm

Khoảng 15-17 năm, Trái đất sẽ đến gần Hỏa tinh nhất ở điểm cận nhật. Lần gần nhất điều này xảy ra là vào ngày 27/8/2003 với khoảng cách hai hành tinh 55,7 triệu km.

Đăng ngày: 06/10/2020
Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời

Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời

Thiên thạch sáng hơn trăng tròn tiến vào khí quyển Trái Đất, gần như biến đêm thành ngày ở một số nơi thuộc Brazil.

Đăng ngày: 06/10/2020
Ánh sáng

Ánh sáng "xuyên không" truyền tới Trái đất tiết lộ siêu quái vật bắt thiên hà

Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đã bắt được tín hiệu ánh sáng lạ từ quá khứ hơn 12 tỉ năm trước truyền tới Trái Đất: một lỗ đen siêu quái vật đang bắt cóc 6 thiên hà.

Đăng ngày: 05/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News