Siêu xe chạy với tốc độ 741km/h
Bloodhound trở thành chiếc xe nhanh thứ ba trong lịch sử của Anh sau khi hoàn thành thử nghiệm trên sa mạc Kalahari hôm 1/11.
Bloodhound vượt qua xe Bluebird CN7 do Donald Campbell điều khiển năm 1964 với vận tốc 648km/h. Hai chiếc xe nhanh hơn là Thrust2, tốc độ 1.047km/h và Thrust SSC, tốc độ 1.228km/h. Thrust SSC do cựu phi công Andy Green điều khiển năm 1997. Ông tiếp tục là người lái Bloodhound với dự định lập nên kỷ lục mới.
Thử nghiệm đạt vận tốc 741km/h lần này không được tính vào danh sách kỷ lục chính thức vì không tuân theo các quy định về kỷ lục tốc độ trên mặt đất. Theo quy định, chiếc xe phải chạy hai lần trên quãng đường dài 1,6km, được đo đạc chính xác, trong vòng một tiếng. Tốc độ ghi nhận sẽ là trung bình của hai lần chạy. Thử nghiệm diễn ra dưới sự giám sát của Liên đoàn Ôtô Quốc tế (FIA).
Bloodhound được kỳ vọng sẽ vượt qua kỷ lục của Thrust SSC. (Ảnh: BBC).
Tuy nhiên, Bloodhound cho thấy tiềm năng vượt qua thành tích của Thrust SSC. Các kỹ sư đang tiến hành nhiều thử nghiệm để kiểm tra thiết kế và khả năng vận hành của các hệ thống trên xe.
Với động cơ phản lực cánh quạt EJ200 của máy bay chiến đấu tấn công Eurofighter Typhoon do Rolls-Royce phát triển, Bloodhound dự kiến đạt tốc độ 800-965km/h trong năm nay. Việc trang bị thêm một động cơ tên lửa năm 2020 có thể giúp chiếc xe vượt qua ngưỡng 1.290 km/h, phá vỡ bức tường âm thanh.
Thử nghiệm hôm thứ Sáu là lần thứ năm Bloodhound chạy trên sa mạc. Mục đích lần này là kiểm tra độ ổn định của xe và hoạt động của dù giảm tốc. Một thử nghiệm khác cùng ngày bị hủy do gió vượt quá ngưỡng cho phép.
Bloodhound là dự án do Anh chỉ đạo và chính quyền Northern Cape, Nam Phi, tổ chức thực hiện. Người địa phương đã dọn dẹp đá trong lòng chảo Hakskeen Pan, sa mạc Kalahari, nơi diễn ra thử nghiệm. Họ hy vọng bề mặt bằng phẳng sẽ thu hút các xe đua khác trong tương lai.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
