Sinh vật bí ẩn giống rắn, đuôi chẻ đôi như đuôi của "người cá": Cái tên khiến ai cũng bất ngờ!

Trên nhóm Facebook Fast Snake Identification (Australia Wide) với gần 60 ngàn thành viên, một thành viên có tên Claire Smith-Ince đã đăng tải một bức ảnh về sinh vật kỳ lạ nhận được sự quan tâm của các thành viên khác trong nhóm.

Theo đó, thành viên đăng bức ảnh muốn hỏi các thành viên khác về tên khoa học của nó. Anh ta cho biết một người bạn của mình đã chụp lại bức ảnh này và gần như giẫm lên sinh vật này. Địa điểm chụp bức ảnh là ở vịnh Shark, Úc (Xem ảnh bên dưới).


Đây là sinh vật gì?

Rất nhiều người đã tỏ ra kinh ngạc trước sinh vật có chiếc đuôi chẻ đôi như vậy. Họ bình luận rằng mình chưa từng thấy loài rắn nào như thế. Một số còn mô tả chiếc đuôi này giống với đuôi của... người cá.

Thế nhưng câu trả lời cũng sẽ khiến bạn kinh ngạc chẳng kém gì khi nhìn thấy hình trên. Sự thực thì sinh vật có chiếc đuôi "người cá" này lại là một con... thằn lằn. Cụ thể nó là một con thằn lằn không chân, có tên khoa học là Pygopus nigriceps.


Thằn lằn không chân. Ảnh biên tập: Thành Luân

Đây là loài thằn lằn đặc hữu ở Úc, chúng có vẻ ngoài rất dễ bị nhầm lẫn với rắn vì có cơ thể thuôn dài. Thế nhưng nếu nhìn kỹ vào phần đầu thì sẽ thấy ngay sự khác biệt, loài thằn lằn không chân này có chiều dài chỉ từ 45 đến 55 cm.

Mặc dù chúng có một cặp chân sau rất nhỏ và có dạng mái chèo nhưng chúng không đóng vai trò gì nhiều giúp loài thằn lằn này di chuyển. Phần đuôi chẻ đôi của con thằn lằn trên cũng không phải là do phần chân sau này tạo thành.


Chân sau dạng mái chèo. Ảnh: Frog Blog Manchester

Do đó con thằn lằn có đuôi như "người cá" vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp!

Thằn lằn không chân thường ăn các loài côn trùng nhỏ, thậm chí cả trứng nhện, chúng kiếm ăn về đêm và di chuyển giống như cách các loài rắn thực hiện. Cách tự vệ của chúng cũng khá giống loài rắn hổ mang khi ngóc cao đầu, làm dẹp phần cổ như đang phùng mang.

Tuy nhiên thằn lằn không chân lại không có nọc độc và vô hại với con người, kẻ thù của chúng là các loài săn mồi như chim ăn thịt, rắn nước, mèo hoang, cáo, thằn lằn Goanna...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News