Sinh vật giống cá sấu dài gần 6 mét từng bị chặt đầu dã man đến tuyệt chủng
Các bằng chứng hóa thạch phát hiện ra loài vật giống cá sấu có kích thước khổng lồ, nhiều khả năng là do các cuộc tấn công ác độc của con người.
Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu tin rằng một sinh vật có ngoại hình giống cá sấu cổ đại dài gần 6 mét từng sống lang thang ở khu vực Trung Quốc cách đây 3.000 năm có thể đã bị con người chặt đầu theo nghi thức, dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.
Loài này cũng có thể đã bị săn lùng một cách tàn nhẫn đến mức tuyệt chủng.
Trước đó, loài này cũng có thể đã bị săn lùng một cách tàn nhẫn trong suốt vài thiên niên kỷ. Bằng chứng kinh hoàng về chúng mới lần đầu tiên được tìm thấy qua 2 hóa thạch cách đây từ 3.000 đến 3.400 năm.
So với 2 loài cá sấu phổ biến là cá sấu mũi nhọn và cá sấu mũi cùn, hóa thạch mới có thể mở ra một loài cá sấu hiện đại thứ 3, được gọi là gharials với chiếc hộp sọ dài hơn và mỏng hơn.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên loài mới là Hanyusuchus sinensis, nhằm vinh danh một nhà thơ sống ở cuối thế kỷ thứ 9, khi đã để lại nhiều thông điệp cảnh báo nạn săn cá sấu ở khu vực đồng bằng sông Hàn, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Mô phỏng loài cá sấu cổ đại dựa trên hóa thạch được tìm thấy.
Rất lâu trước đó, Hanyusuchus sinensis được biết đến như là loài săn mồi ở nhóm đầu, phát triển rất mạnh ở lưu vực Trung Quốc cổ đại, dù là mục tiêu đi săn của con người.
Các nghiên cứu do Đại học Tokyo đứng đầu đã phát hiện ra cả hai mẫu vật có phần xương bị gãy, mà nhiều khả năng là do các cuộc tấn công ác độc, thậm chí là chặt đầu.
"Với hai mẫu vật mà chúng tôi có được, cộng với việc loài này không còn được tìm thấy trong tự nhiên, có thể khẳng định rằng con người phải chịu trách nhiệm về sự diệt vong của loài Hanyusuchus sinensis", Yoneda, đại diện của Bảo tàng Đại học Tokyo cho biết.
Hanyusuchus sinensis được biết đến như là loài săn mồi ở nhóm đầu.
"Cá sấu là loài săn mồi hàng đầu, và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái nước ngọt. Sự tuyệt chủng của loài Hanyusuchus sinensis như một lời cảnh tỉnh cho chúng ta".
Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng việc phát hiện ra các di tích hóa thạch cũng có thể tác động đến kiến thức về nền văn minh Trung Hoa cổ đại, cũng như giải thích cách thức mà loài cá sấu hiện đại có thể tiến hóa như thế nào theo thời gian.
Tác giả Masaya Iijima, một thành viên nghiên cứu từ Bảo tàng Đại học Nagoya, Nhật Bản, thú nhận rằng mặc dù đã nghiên cứu cá sấu hiện đại trong nhiều năm, nhưng ông vẫn coi Hanyusuchus sinensis là sinh vật "đáng kinh ngạc nhất" trong lịch sử.
- Nghiên cứu mới tiết lộ dáng đi của khủng long cổ dài khổng lồ
- Các hóa thạch cổ nhất của Tổ tiên rắn hổ mang Ai Cập được tìm thấy trong vùng trũng của Fayoum
- Xác ướp người đàn ông 2.000 năm còn nguyên vẹn hé lộ lễ hiến tế rùng rợn