Sinh vật hút máu bí ẩn giết chết hàng loạt gia súc

Các chuyên gia thú y đang điều tra cái chết của khoảng 50 con lạc đà không bướu và lạc đà Alpacas tại ngôi làng Colchane ở miền bắc Chile.

Sinh vật hút máu bí ẩn giết chết hàng loạt gia súc
Chuyên gia thú y kiểm tra xác chết của một con lạc đà non ở Colchane. Ảnh: Newsflash.

Theo báo cáo địa phương, phần lớn vật nuôi đều là con non, bị tấn công vào ban đêm và chết trong tình trạng bị hút máu, nhưng không có bất kỳ dấu chân nào giúp xác định kẻ săn mồi. Sự việc đang gây hoang mang cho dân làng. Nhiều người thậm chí còn truyền tai nhau về con quỷ hút máu Chupacabra trong truyền thuyết - sinh vật được thêu dệt vào giữa những năm 1990 sau khi một loạt con dê bị cắn chết và hút máu một cách bí ẩn ở Puerto Rico.

Trưởng làng Colchane, Javier Garcia Choque, cũng lo lắng đến mức phải liên lạc với Cơ quan Chăn nuôi và Nông nghiệp Quốc gia Chile (SAG) để yêu cầu giúp đỡ. Một nhóm các chuyên gia thú y từ SAG, do Andrea Nieto dẫn đầu, đã đến để kiểm tra hai xác chết mới nhất vào tuần trước nhưng không thể xác định thứ gì đã giết chết chúng.

Sinh vật hút máu bí ẩn giết chết hàng loạt gia súc
Kể từ tháng 11 năm ngoái, khoảng 50 con lạc đà đã chết một cách bí ẩn ở Colchane. Ảnh: Newsflash.

"Chỉ có hai lỗ thủng được tìm thấy trên ngực lạc đà, ngoài ra không còn dấu vết gì khác. Rõ ràng là có thứ gì đó đã hút máu chúng. Kiểu vết thương này không phải do những kẻ săn mồi thường thấy trong khu vực như báo sư tử và cáo gây ra. Chúng tôi cần một cuộc điều tra toàn diện hơn", Nieto cho biết.

Báo cáo của cô cũng loại trừ khả năng những con lạc đà bị tấn công bởi chó hoang bởi loài động vật đi săn theo đàn này có xu hướng xé xác con mồi. Kích thước của vết cắn cũng cho thấy thủ phạm không phải là dơi hút máu.

"Từ các lỗ thủng trên ngực, chúng tôi có thể kết luận kẻ săn mồi là một loài động vật có hàm răng nhỏ nhưng có những chiếc răng nanh rất cao", Nieto cho biết thêm. Các nhà chức trách đang tiến hành đặt bẫy camera với hy vọng có thể thu được hình ảnh của kẻ săn mồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là cách các loài động vật nhìn thế giới xung quanh

Đây là cách các loài động vật nhìn thế giới xung quanh

Bạn có bao giờ tự hỏi động vật nhìn thế giới xung quanh như thế nào không? Vâng, Home Advisor đã tạo ra một dự án chỉ để trả lời câu hỏi đó.

Đăng ngày: 26/01/2021
Chim sẻ

Chim sẻ "ma ca rồng" tiến hóa để sống sót trong môi trường khắc nghiệt

Các nhà khoa học cho rằng chim sẻ ma cà rồng tiến hóa hành vi uống máu để sống sót trong môi trường khắc nghiệt và tài nguyên khan hiếm.

Đăng ngày: 26/01/2021
Đây là loài chim có thể nuốt chửng cá sấu và những bữa ăn vô cùng kinh dị của chúng

Đây là loài chim có thể nuốt chửng cá sấu và những bữa ăn vô cùng kinh dị của chúng

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con cá sấu nuốt chửng một con chim chưa? Nếu câu trả lời là " Rồi", thì điều đó cũng không có gì đặc biệt mấy phải không?

Đăng ngày: 26/01/2021
Phát hiện cá sấu Xiêm siêu hiếm

Phát hiện cá sấu Xiêm siêu hiếm

Một con cá sấu Xiêm vốn thuộc diện bên bờ vực tuyệt chủng vừa được phát hiện ở vườn quốc gia lớn nhất của Thái Lan.

Đăng ngày: 26/01/2021
Tái phát hiện loài chuột núi lửa tưởng đã tuyệt chủng

Tái phát hiện loài chuột núi lửa tưởng đã tuyệt chủng

Các nhà sinh vật học lần đầu tiên tìm thấy loài chuột núi lửa Pinatubo kể từ sau thảm họa phun trào cách đây ba thập kỷ.

Đăng ngày: 25/01/2021
Ngựa vằn đột biến gene tăng nhiều bất thường

Ngựa vằn đột biến gene tăng nhiều bất thường

Sự gia tăng số lượng ngựa vằn có màu lông khác thường là bằng chứng cho thấy môi trường sống phân mảnh có thể gây hại cho quần thể loài.

Đăng ngày: 25/01/2021
Hải cẩu toàn thân đen tuyền vì nhiễm hắc tố

Hải cẩu toàn thân đen tuyền vì nhiễm hắc tố

Các tình nguyện viên tuần tra bờ biển phía bắc Norfolk rất bất ngờ khi phát hiện 10 con hải cẩu non lông đen nhánh ở đàn hải cẩu xám lớn nhất cả nước.

Đăng ngày: 21/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News