"Sinh vật lạ" của NASA chỉ là "tào lao"?
Những nhà khoa học uy tín nhất thế giới cho rằng, thí nghiệm nuôi cấy loại vi khuẩn lạ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
>>> Vi khuẩn có thể sống trong môi trường thạch tín
Tờ Daily Mail cho hay, trong một cuộc họp báo hồi cuối tuần trước, NASA tuyên bố họ đã phát hiện một loại vi khuẩn kỳ lạ trong hồ Mono ở California. Khác với những vi khuẩn khác, loài vi khuẩn được đặt tên là GFAJ-1 này có thể phát triển trong môi trường thạch tín (asen), thậm chí có thể đưa chất này vào trong cấu trúc ADN của chúng.
Loài vi khuẩn lạ được NASA tuyên bố tìm thấy ở hồ Mono.
Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện này được công bố, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bày tỏ thái độ chỉ trích phát hiện này, cho rằng, quá trình thực nghiên cứu của phát hiện này đã mắc phải những thiếu sót nghiêm trọng.
Rosie Redfield, giáo sư ngành vi trùng học của Đại học British Columbia nói: “Thất đáng kinh ngạc khi quá trình nghiên cứu khoa học lại tồi tệ đến mức như vậy”.
Các nhà khoa học của NASA đã nuôi cấy những vi khuẩn GFAJ-1 trong các phòng thí nghiệm. Trong quá trình đó, họ dần dần thay thế chất phốt pho bằng thạch tín. Họ cho biết không phát hiện chất phốt phát (phốt pho và oxi). Từ đó các nhà khoa học này đã kết luận vi khuẩn GFAJ-1 chỉ sống bằng thạch tín và oxi.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng, những bước thực hiện đơn giản nhất đã không được tuân thủ đúng với yêu cầu dẫn đến những nghi ngờ về tính chính xác của phát hiện này.
Chẳng hạn khi lấy ADN trên cơ thể vi khuẩn thì những những phân tử khác phải được rửa một cách cẩn thận để đảm bảo các mẫu ADN không bị nhiễm bẩn.
Alex Bradley, một nhà vi trùng học của Đại học Harvard chỉ ra rằng, khi đem mẫu AND ngâm vào trong nước và nuôi cấy các vi khuẩn đều chứng tỏ rằng, chúng tồn tại được nhất định phải có phốt phát còn thạch tín đã bị phân giải trong nước.
Phân tích kỹ càng quá trình nghiên cứu này cho thấy, những vi khuẩn này tồn tại được trong môi trường cực kỳ ít phốt phát vì chất này đã nhiễm vào lượng muối cần thiết cho sự tồn tại của chúng.
Một số người cho rằng, rất nhiều vi khuẩn khác đều có thể tồn tại trong môi trường có lượng phốt phát rất thấp. Thậm chí có thể tương đương với lượng phốt phát mà NASA thực hiện trong thí nghiệm của mình.
Norman Pace, một chuyên gia vi trùng học đến từ Đại học Colorado nói: “Cái gọi là môi trường ít phốt pho đang bị lan tràn bởi các phương tiện truyền thông. Ở đây chỉ có câu chuyện của các nhà nghiên cứu ngây thơ và những nhà bình luận tồi”.
Giáo sư Redfield viết trên blog của bà rằng: “Rất nhiều tào lao, chẳng có bao nhiêu thông tin đáng tin cậy”.
“Nếu như một nghiên cứu sinh đứng trước một hội nghị và công bố những số liệu này, tôi sẽ nói anh ta trở về ghế ngồi và thực hiện lại công việc của mình. Việc chứng minh một giả thiết hoàn toàn khác với chỉ chăm chăm muốn giả thiết của mình là đúng. Những người làm nghiên cứu này rõ ràng đã lựa chọn cái thứ hai”.
Tiến sĩ Felisa Wolfe-Simon lấy mẫu vi khuẩn GFAJ-1 từ hồ Mono.
Đây không phải là lần đầu tiên một phát hiện của NASA không đứng vững được trên phương diện khoa học.
Vào năm 1996, NASA và Nhà trắng đã cho công bố một phát hiện gây sốc, nói rằng họ phát hiện những dấu vết của vi khuẩn sao Hỏa trong một thiên thạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học sau đó đã chỉ ra rằng, mẫu thiên thạch có thể đã bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, nhiệt lượng tạo ra trong quá trình thiên thạch bay trong vũ trụ có thể tạo nên những cấu trúc khoáng vật dễ bị nhầm lẫn là các hóa thạch.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
Đăng ngày: 04/04/2025

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
Đăng ngày: 04/04/2025

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
Đăng ngày: 02/04/2025

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
Đăng ngày: 28/03/2025

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
Đăng ngày: 26/03/2025

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
Đăng ngày: 26/03/2025

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm