Sinh vật tím hiếm gặp dạt vào bãi biển Australia
Sinh vật lạ có khả năng là sứa vương miện, loài sứa lớn và có nhiều ngòi đốt nhưng không nguy hiểm với con người.
Sinh vật màu tím dạt vào bờ cát nhìn như vương miện. (Ảnh: Sun).
Jodie Clowes đăng lên mạng xã hội ảnh chụp sinh vật màu tím với cơ thể hình vòm dạt vào bãi biển ở Byron Bay, bang New South Wales, Australia, hôm 15/12. Trong khi một số người khen ngợi vẻ đẹp của sinh vật lạ, số khác lo ngại nó rất nguy hiểm.
Màu tím rực rỡ cũng gây ra nhiều tranh luận. "Đây là kết quả của sự đa dạng sinh học dưới biển. Sinh vật xinh đẹp này có mẹ màu đỏ và bố màu xanh lam", Cody Prasser hài hước bình luận. Một phụ nữ lại cho rằng đây là hậu quả của các chất hóa học đổ ra bãi biển.
Sinh vật này có thể là một con sứa vương miện, hay sứa súp lơ (Cephea cephea), theo Julian Uribe-Palomino, nhà nghiên cứu sinh vật phù du tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO). Tuy nhiên, cách duy nhất để chắc chắn là đến kiểm tra trực tiếp.
Sứa vương miện là loài sứa lớn, màu xanh tím, đường kính khoảng 50-60 cm. Chúng có hình dáng gợi liên tưởng đến một chiếc vương miện, bên dưới tỏa ra 8 "cánh tay" dài và khoảng 30 sợi tơ mảnh có ngòi đốt. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm với con người. Sứa vương miện ăn sinh vật phù du, tảo, tôm và trứng động vật không xương sống. Loài sứa này rất hiếm khi trôi dạt vào bờ.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương
Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.
