Sinh viên tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh từ nước thải y tế

Nghiên cứu của sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên phát hiện vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải lên tới gần 98% và có thể tái sử dụng.

Vật liệu mới được tạo ra dựa trên quá trình tổng hợp và biến đổi bề mặt hạt nhôm oxit (Al2O3) dạng nano bằng polyanion poly styrenesulfonate (PSS), loại polymer được sử dụng loại bỏ các ion, ứng dụng trong kỹ thuật và y tế. Nghiên cứu do Nguyễn Ngọc Trung, sinh viên Khoa Hóa học Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và cộng sự thực hiện, công bố ngày 14/4 trên tạp chí Q1 Journal of Molecular Liquids.

Phát hiện có ý nghĩa quan trọng có thể cải thiện nguồn nước thải bệnh viện chứa nhiều thuốc kháng sinh, giúp cân bằng hệ sinh thái môi trường nước, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Sinh viên tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh từ nước thải y tế
Hạt nhôm oxit (AL2O3) dạng nano được tổng hợp và biến đổi bề mặt. (Ảnh: Nano Material). 

Sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử truyền qua, nhóm nghiên cứu xác định hạt nhôm oxit có cấu trúc alpha với kích thước 40 nanomet, diện tích bề mặt 6.08m2/g. Việc biến đổi các bề mặt các hạt nhôm oxit bằng PSS thu được vật liệu mới, có khả năng hấp phụ xử lý kháng sinh trong nước thải y tế. Kháng sinh bị hấp phụ là ciprofloxacin (CFX), loại kháng sinh được sử dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình gây bệnh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng hấp phụ kháng sinh của vật liệu đạt 97,8%, hiệu quả loại bỏ trong mẫu nước thải bệnh viện thực tế đạt 75%. Độ chênh lệch hiệu quả, ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ kháng sinh có thể do độ pH, thời gian tiếp xúc, liều hấp phụ. Ngoài ra, vật liệu này có thể tái sử dụng với hiệu quả loại bỏ kháng sinh trong nước thải tới 96%.

Hiện các thông số quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ chất kháng sinh đang được nhóm nghiên cứu và tối ưu hóa. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ sư Việt chế tạo robot lau sàn khử khuẩn buồng bệnh

Kỹ sư Việt chế tạo robot lau sàn khử khuẩn buồng bệnh

Robot do các kỹ sư Viện Công nghệ Ứng dụng, Bộ Khoa học và Công nghệ chế tạo, có thể chứa 10 lít dung dịch, hoạt động liên tục trong 2 giờ.

Đăng ngày: 15/04/2020
Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ nhân viên y tế

Việt Nam chế tạo thành công robot hỗ trợ nhân viên y tế

Robot do Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo có thể vận chuyển thức ăn, thuốc, rác thải... trong khu vực cách ly bệnh nhân nCoV.

Đăng ngày: 07/04/2020
Cậu học trò làm máy ấp trứng gà, vịt tự động

Cậu học trò làm máy ấp trứng gà, vịt tự động

Hệ thống ấp trứng tự điều chỉnh nhiệt độ, có camera quan sát và khi con giống nở, hệ thống sẽ tự báo tín hiệu cho chủ.

Đăng ngày: 01/04/2020
Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Kỹ thuật trồng cây mùi tàu trị bệnh trong chậu

Ngò gai hay còn gọi là cây mùi tàu, ngò tàu, ngò tây, dã nguyên, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản, người dân có thể tự trồng cho gia đình mình.

Đăng ngày: 27/03/2020
Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn

Quy trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn

Có thể dùng các dụng cụ khác nhau để mài xát sắn thành cháo bột. Dùng hai tay mài sát củ sắn trên bàn mài xát sắn thủ công có tấm kim loại đột gai...

Đăng ngày: 25/03/2020
Học sinh lớp 9 sáng chế máy phun sát khuẩn tự động, giá 350 ngàn đồng

Học sinh lớp 9 sáng chế máy phun sát khuẩn tự động, giá 350 ngàn đồng

Chỉ cần đưa tay vào, máy sẽ tự động phun xịt sát khuẩn trong thời gian 2 giây mà không cần phải ấn nút như bình sát khuẩn thông thường, hạn chế lây nhiễm chéo.

Đăng ngày: 24/03/2020
Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch covid-19

Thầy trò chế tạo robot phục vụ người cách ly vì dịch covid-19

Chỉ chưa đầy một tuần, nhóm thầy trò khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch Covid-19.

Đăng ngày: 23/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News