Số người chết vì động đất, sóng thần Indonesia tăng lên hơn 1.200
Số người chết do thảm họa ở Indonesia gia tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được hiện trường và phát hiện nhiều thi thể dưới đống đổ nát.
Cơ quan Đối phó Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) hôm qua cho biết số người chết trong thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 28/9 đã lên đến hơn 1.200 người và dự kiến tiếp tục gia tăng, theo Straits Times.
Người dân ở Palu đứng trước một ngôi nhà bị đổ sập sau trận động đất. (Ảnh: Reuters).
Lực lượng cứu hộ Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt dưới những đống đổ nát ba ngày sau thảm họa. Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua tới Sulawesi để động viên người dân tại đây. Ông kêu gọi lực lượng cứu hộ "nỗ lực ngày đêm" để cứu tất cả những ai còn có thể.
Khoảng 16.700 người đã bị mất nhà cửa bởi trận động đất và khoảng 2,4 triệu người ở Donggala và Palu cần viện trợ nhân đạo. "Nhiên liệu, nhân viên y tế, điện, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác rất cần thiết cho người dân", phát ngôn viên BNPB cho biết.
Trước đó, các đội cứu hộ khẩn cấp không thể đến được Palu, thủ phủ của Sulawesi và là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, do các đường băng sân bay và tháp điều khiển không lưu đã bị hư hại. Tuy nhiên, sân bay Mutiara SIS Al-Jufrie hôm qua đã được sửa chữa và dọn dẹp để đón tiếp nhiều chuyến bay cứu trợ và thương mại.
Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi vào chiều tối 28/9, tạo ra đợt sóng thần tàn phá nhiều khu vực ven biển của thành phố Palu và thị trấn Donggala. Donggala là thị trấn bị chia cắt hoàn toàn vì động đất, nằm gần tâm chấn và nhà chức trách lo ngại thương vong tại đây có thể vô cùng tồi tệ.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
