Sốc nhiệt điều hòa: Nguy hiểm tính mạng khi đi xe hơi trời nắng

Vào những ngày trời nắng nóng như lửa đốt, không ít người lựa chọn xe hơi làm phương tiện di chuyển chính cho những lúc cần ra ngoài. Vì trên xe hơi có điều hòa giúp chống nóng và đưa lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên không ai biết rằng chính điều hòa lại là nguyên nhân gây sốc nhiệt gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.

Hiện tượng sốc nhiệt và những hiểm nguy không lường trước

Theo lời các chuyên gia về sức khỏe thì khi bị sốc nhiệt nếu không có phương án chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Dấu hiệu nhận biết một người bị sốc nhiệt là thân nhiệt cao, không có mồ hôi, khó thở, da nóng đỏ và khô, có hành vi kỳ lạ, ảo giác…

Khi nào con người bị sốc nhiệt? Đó là khi con người đang ở môi trường điều hòa mà bước ra môi trường nóng đột ngột, hoặc ngược lại, như trường hợp đang ở môi trường quá nóng ở bên ngoài và bước vào xe hơi có nhiệt độ thấp. Hiện tượng sốc nhiệt xảy ra phổ biến khi nhiệt độ bên ngoài đạt khoảng 39 độ C.

Làm sao để chống sốc nhiệt xe hơi khi sử dụng điều hòa?

Sốc nhiệt điều hòa: Nguy hiểm tính mạng khi đi xe hơi trời nắng
Không nên tăng hoặc giảm điều hòa đổt ngột khi xuống hoặc lên xe.

Xe hơi là phương tiện di chuyển chủ yếu, đi xe hơi vừa tránh được nắng lại vừa an toàn, không thể vì lý do sốc nhiệt mà không đi xe hơi được. Để chống nắng nóng, xe hơi nên được trang bị rèm cửa, tấm chắn và dán phim cách nhiệt. Để chống sốc nhiệt, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Trước khi vào xe

Nếu xe đỗ ở ngoài nắng quá lâu, việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ ra để giảm bớt khí nóng có bên trong. Nếu cơ thể người đi xe có mồ hôi, cần lau khô hoặc để người ráo mồ hôi mới bước vào xe và bật điều hòa, nếu không sẽ bị cảm lạnh. Ban đầu khi bật điều hòa chỉ nên bật từ từ để cơ thể thích nghi dần, không nên đột ngột giảm nhiệt độ.

Trước khi dừng xe

Nếu như có ý định dừng xe, bạn nên tắt điều hòa và dùng quạt gió trước vài phút để cơ thể thích nghi được với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, hạ kính cửa sổ xuống 1 chút để không khí bên ngoài lưu thông vào bên trong, tránh hiện tượng sốc nhiệt độ cao ở bên ngoài.

Tiết trời cả nước đang bước vào những tháng ngày nắng nóng, mỗi người khi đi xe hơi nên trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình trước cái lạnh của điều hòa và nóng của thời tiết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Ăn quả táo cũng bị ngứa miệng, có thể bạn đã mắc hội chứng lạ này

Ăn quả táo cũng bị ngứa miệng, có thể bạn đã mắc hội chứng lạ này

Đã bao giờ bạn cảm thấy bị ngứa miệng bất thường khi ăn một số loại trái cây quen thuộc? Liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm?

Đăng ngày: 05/06/2017
Những bệnh nguy hiểm ở trẻ khi thời tiết nắng nóng

Những bệnh nguy hiểm ở trẻ khi thời tiết nắng nóng

Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

Đăng ngày: 05/06/2017
Bí kíp đối phó với

Bí kíp đối phó với "sốc nhiệt" - tử thần ngày nắng nóng

Sự thật là việc tiếp xúc với nắng nóng ở nhiệt độ cao có thể khiến bạn gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí gây chết người...

Đăng ngày: 05/06/2017
Bí kíp chống nóng ngày hè giúp trẻ tránh bệnh

Bí kíp chống nóng ngày hè giúp trẻ tránh bệnh

Theo bác sĩ, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi.

Đăng ngày: 05/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News