Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo

Câu chuyện về những nhà thám hiểm tiền sử 9.000 năm trước đi khai phá các hòn đảo Hy Lạp đã bị sụp đổ, bởi dấu chân một loài người tuyệt chủng đã hiện diện hàng chục ngàn năm trước.

Cuộc khai quật tại một mỏ đá ở đảo Naxos (Hy Lạp) đã làm các nhà khảo cổ ngã ngửa khi tìm thấy đến 12.000 công cụ đá và vũ khí của loài người chiến binh Neanderthals và có thể là các các loài người tiền Neanderthals. Phát hiện khiến con người phải viết lại một phần lịch sử, bởi theo các nghiên cứu trước đó, 9.000 năm trước, con người mới có đủ khả năng và phương tiện để đặt chân lên các hòn đảo này. Thế nhưng loài người cổ mang tên Neanderthals lại đã tuyệt chủng từ 30.000-50.000 năm trước.

Như các nghiên cứu khác đã chứng minh, người hiện đại chúng ta, tức loài Homo Sapiens chỉ là một trong số nhiều loài của chi Người và cũng là loài "sinh sau đẻ muộn nhất". Tuy nhiên các loài người khác đều đã tuyệt chủng.

Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo
Một công cụ đá cổ xưa - (ảnh: NIKOS SKARPELIS).

Phân tích cho thấy một số công cụ ở Naxos có tuổi thọ lên tới 200.000 năm.

Trong khi đó, để đến được Naxos, con người từ lục địa sẽ phải vượt qua biển Aegean, một chặng đường cần đến những chiếc thuyền đủ vững chắc. Các bằng chứng khảo cổ về người Neanderthals hay tất cả các loài người cổ còn mang ít nhiều bản chất vượn chưa thể đủ tinh vi để chế tác ra thuyền, nhất là ở mốc tận 200.000 năm về trước.

Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo
Một nhà khảo cổ đang khai quật hiện trường - (ảnh: JASON LAU).

Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo
(Ảnh: RACHIT SRIVASTAVA).

Nhà khảo cổ học – giáo sư Tristan Carter (Đại học McMaster – Canada), người đứng đầu nghiên cứu đã cũng các cộng sự tìm hiểu thêm về miền đất bí ẩn và đưa ra giả thuyết rằng có một thời điểm nước biển đã xuống thấp đến mức loài người cổ đại này đã có thể đi bộ từ lục địa sang hòn đảo này.

Có vẻ họ đã xây dựng được một cộng đồng không nhỏ trên hoang đảo, dựa vào số công cụ được tìm thấy. Ước tính người Neanderthals và các loài thuộc chi Người khác đã sống tại miền đất nay là Châu Âu tận 1 triệu năm về trước.

Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo
Hình vẽ mô tả các vũ khí được tìm thấy - (ảnh: KATHRYN KILLACKEY).

"Trong kỷ băng hà cuối cùng, khi băng bị khóa ở 2 cực, mực nước biển sẽ hạ thấp, có khả năng làm lộ ra một "cây cầu" bằng đất giữa châu Phi và châu Âu, nối liền cả Naxos" - các tác giả cho biết.

Sốc với bằng chứng về một loài người khác đi khai phá hoang đảo
Một phần đảo Naxos với các địa điểm phát hiện bằng chứng về loài người tuyệt chủng Neanderthals - (ảnh: EVAGGELOS TZOUMENEKAS).

Nghiên cứu cũng khẳng định khu vực này đã hấp dẫn loài người cổ nhờ vào nguồn cung cấp nước ngọt và nguyên liệu để chế tạo công cụ dồi dào.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances .

Loading...
TIN CŨ HƠN
1.000

1.000 "bóng ma" thời tiền sử bất ngờ lộ diện trong ảnh quét laser

Công nghệ quét laser hiện đại LIDAR đã giúp các nhà khoa học xứ Scotland phát hiện hơn 1.000 di tích thời tiền sử chưa từng được biết đến trên hòn đảo Arran xinh đẹp.

Đăng ngày: 16/10/2019
Phát hiện mũi tên sắt 1.000 năm tuổi trên núi

Phát hiện mũi tên sắt 1.000 năm tuổi trên núi

Mũi tên có phần đầu sắt dài khoảng 13 cm và nhiều khả năng bị bỏ lại trong một chuyến săn tuần lộc.

Đăng ngày: 15/10/2019
Phát hiện mảnh vỡ của 100 thanh kiếm cổ

Phát hiện mảnh vỡ của 100 thanh kiếm cổ

Các nhà khoa học tìm thấy hàng loạt mảnh kiếm cổ từ thời Viking, có thể từng dùng làm vật đánh dấu mộ chiến binh.

Đăng ngày: 15/10/2019
Phát hiện khu công nghiệp cổ đại ở thung lũng Khỉ

Phát hiện khu công nghiệp cổ đại ở thung lũng Khỉ

Khu công nghiệp cổ có từ Vương triều thứ 18, tập trung hàng loạt nhà xưởng, kho chứa và đồ tạo tác giá trị với niên đại hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 14/10/2019
Bí mật rùng rợn trong những ngôi mộ tập thể chôn hàng trăm trẻ em

Bí mật rùng rợn trong những ngôi mộ tập thể chôn hàng trăm trẻ em

Vào cuối tháng 8, truyền thông đã đưa tin rằng, các nhà khảo cổ đã tìm ra một nơi chôn cất tập thể ở miền bắc Peru. Đây là ngôi mộ trẻ em tập thể lớn nhất từng được phát hiện trên thế giới.

Đăng ngày: 13/10/2019
Người cổ đại đã lưu trữ và tiêu thụ tủy xương động vật như thế nào?

Người cổ đại đã lưu trữ và tiêu thụ tủy xương động vật như thế nào?

Con người cổ đại đã từng lưu trữ xương từ động vật để có thể ăn tủy của chúng sau đó. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy những quần thể này trì hoãn việc sử dụng thức ăn và họ có thể lên kế hoạch trước.

Đăng ngày: 11/10/2019
Hóa thạch 114 triệu năm tiết lộ

Hóa thạch 114 triệu năm tiết lộ "siêu dã thú" mới

Các nhà cổ sinh vật học hôm 9/10 công bố phát hiện một loài khủng long ăn thịt đầu bảng sinh sống từ kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng muộn.

Đăng ngày: 10/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News