Sốc với thiên thạch đâm Trái đất mạnh như 70 vạn quả bom hạt nhân
Một miệng hố khổng lồ to hơn cả Paris do thiên thạch gây ra vừa được các nhà khoa học phát hiện.
Một thiên thạch bằng sắt khổng lồ đã lao xuống Greenland khoảng 12.000 năm trước, để lại một miệng hố to hơn cả Paris, theo các nhà khoa học. Miệng hố vừa được phát hiện bên dưới băng, sử dụng hệ thống radar tinh vi.
Miệng hố rộng 31km vừa được phát hiện ở Greenland. (ảnh minh họa).
Đây là miệng hố thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Greenland – và cũng là miệng hố đầu tiên nằm dưới băng trên Trái đất. Nó cũng nằm trong số 25 miệng hố lớn nhất được biết đến trên hành tinh, theo tạp chí Science Advances.
Các nhà khoa học ước tính thiên thạch có thể được cấu tạo chủ yếu bằng sắt, đường kính khoảng 1,5km.
Các nhà khoa học nghi một thiên thạch bằng sắt khổng lồ đã lao xuống Greenland khoảng 12.000 năm trước. (ảnh minh họa).
Tác động từ thiên thạch tạo ra miệng núi lửa rộng 31km có thể có tác động lớn trong khu vực, thậm chí có thể trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nếu đúng như dự đoán, thiên thạch có thể đã gây cháy rừng diện rộng ở Bắc Mỹ, sóng thần và khói đen bao trùm toàn cầu.
Nếu giả thuyết trên được xác nhận, cú va chạm này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với câu chuyện về nhân loại.
Cú va thạm của thiên thạch cỡ này có thể ngang với sức mạnh của 70 vạn quả bom hạt nhân. (ảnh minh họa).
Cụ thể, nếu giả thuyết này đúng, nó có thể chứng minh “giả thuyết tác động Younger Dryas” là sự thật.
Theo “giả thuyết tác động Younger Dryas”, một tác động lớn ở Bắc Mỹ khoảng 11.000 đến 13.000 năm trước trong Kỷ Băng hà cuối cùng đã gây ra cháy rừng trên khắp châu Mỹ và châu Âu, cũng như làm xáo trộn thời tiết ở Bắc Đại Tây Dương.
Điều này dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều động vật có vú khổng lồ, ví dụ như voi ma mút và voi răng mấu - và có thể sau đó, tổ tiên đầu tiên của loài người định cư tại châu Mỹ.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
