Sông Amazon dài nhất thế giới, vậy con sông ngắn nhất nằm ở đâu?

Quốc gia nào sở hữu con sông ngắn nhất? Và nó dài bao nhiêu mét? Câu trả lời đảm bảo sẽ khiến bạn cảm thấy khó tin.

Nếu hỏi đâu là con sông dài nhất thế giới, chúng ta dễ dàng gọi tên Amazon - con sông bí ẩn gắn liền với nhiều huyền thoại quái vật đáng sợ. Ngắn hơn một chút, chúng ta có sông Nile. Cả hai đều dài hơn 6600km, nhưng sông Amazon nhỉnh hơn một chút, và nhờ đó nó độc chiếm ngôi đầu trong sách kỷ lục Guinness thế giới.

Những con sông dài nhất thì biết rồi, vậy còn ngắn nhất thì sao? Đâu là con sông ngắn nhất thế giới, và nó dài bao nhiêu mét?

Xin giới thiệu: sông Roe đến từ Hoa Kỳ

Sông Amazon dài nhất thế giới, vậy con sông ngắn nhất nằm ở đâu?
Đây chính là sông Roe.

Sông Roe (Montana, Mỹ) chính là cái tên được nêu trong sách kỷ lục Guinness về hạng mục con sông ngắn nhất thế giới. Nó chỉ dài vỏn vẹn... 60m, tức không bằng 1% chiều dài của 2 người khổng lồ Nile hay Amazon.

Trước kia, danh hiệu này thuộc về sông D tại bang Oregon (Mỹ), với dài khoảng 134m. Đến năm 1989, sông D đã bị hạ bệ bởi đại diện đến từ Montana. Nhưng nhìn chung, danh hiệu này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi, vì tùy từng thời điểm mà độ dài ngắn của các con sông lại đổi khác. Như với sông D, người dân thành phố Lincoln cho rằng nếu tính đúng, sông D chỉ dài... 36m mà thôi.

Sông Amazon dài nhất thế giới, vậy con sông ngắn nhất nằm ở đâu?
Con sông này chỉ dài có 60m.

Có lẽ cũng vì những tranh cãi không hồi kết này mà từ năm 2006, sách Kỷ lục Guinness đã không còn danh hiệu sông ngắn nhất thế giới nữa. Nhưng dựa trên kỷ lục được xác nhận trước đó, sông Roe vẫn được coi là ngắn nhất.

Tại sao ngắn như thế mà vẫn gọi là sông?

Theo định nghĩa, sông là một hệ thống dòng chảy, thường là nước ngọt, hướng về phía biển, hồ, hoặc các con sông khác.

Sông Amazon dài nhất thế giới, vậy con sông ngắn nhất nằm ở đâu?
Tại điểm cuối, nó sâu đến hơn 2m lận.

Với trường hợp của Roe, nó là một nhánh từ sông Missouri tách ra, chảy qua một đoạn đất liền rồi quay về với sông mẹ. Do vậy, nó vẫn được coi là một con sông.

Ngoài ra, đây là một con sông... nhỏ mà có võ. Tại điểm cuối, nó sâu đến hơn 2m lận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 30/09/2017
Dự báo thời tiết 29/9: Tụt 3 độ, Hà Nội mưa 2 ngày tới

Dự báo thời tiết 29/9: Tụt 3 độ, Hà Nội mưa 2 ngày tới

Chấm dứt oi nóng, từ sáng sớm nay các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu chuyển mưa dông, trời dịu mát.

Đăng ngày: 29/09/2017
Tìm thấy thứ này ở Bắc Cực, giới khoa học đang lo lắng cực độ

Tìm thấy thứ này ở Bắc Cực, giới khoa học đang lo lắng cực độ

Những năm gần đây, hai cực của Trái đất đã trở thành những điểm

Đăng ngày: 27/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News