Sông băng trên dãy Alps ở Thụy Sĩ tan chảy để lộ con đường đầy đá
Một con đường đầy đá đã phát lộ giữa hai sông băng thuộc dãy Alps ở Thụy Sĩ sau đợt nắng nóng khủng khiếp trong mùa hè này. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này được ghi nhận trong ít nhất 2.000 năm sau mùa hè châu Âu nóng nhất.
Những người đi bộ qua con đường mới được phát hiện tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Glacier 3000 ở Les Diablerets, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuters).
Khu nghỉ mát trượt tuyết Glacier 3000 ở miền tây Thụy Sĩ cho biết, lượng băng tan trong năm nay cao gấp ba lần mức trung bình 10 năm, có nghĩa là đá trơ trụi hiện có thể được nhìn thấy giữa sông băng Scex Rouge và Zanfleuron ở độ cao 2.800 mét, và con đèo sẽ hoàn toàn lộ diện vào cuối tháng này.
Sông băng Sex Rouge và Zanfleuron tan chảy đã để lộ con đường lần đầu tiên sau 2.000 năm do đợt nắng nóng mùa hè này. (Ảnh: Reuters)
Anh Mauro Fischer, nhà băng học tại Viện Địa lý của Đại học Bern cho biết: “Khoảng 10 năm trước, tôi đã đo được 15 mét băng ở đây, để rồi tất cả băng tan trong thời gian chờ đợi”.
Đề cập đến tốc độ băng tan, anh nói thêm: "Những gì chúng ta thấy trong năm nay và mùa hè này thật khủng khiếp và nó thực sự vượt xa mọi thứ chúng ta từng đo được cho đến nay".
Nhà băng học Mauro Fische đứng trên con đường trên dãy Alps vừa phát lộ sau khi sông băng tan chảy do đợt nắng nóng mùa hè này. (Ảnh: Reuters).
Các sông băng của dãy Alps hiện đang trên đà bị mất đi khối lượng lớn.
Kể từ mùa đông năm ngoái, với lượng tuyết rơi tương đối ít, dãy Alps đã trải qua hai đợt nắng nóng lớn vào đầu mùa hè. Dữ liệu cho thấy, các sông băng của dãy Alps hiện đang trên đà bị mất khối lượng lớn nhất được lưu giữ ít nhất trong 60 năm qua.
- Đảo phía bắc xa nhất thế giới thực chất là "tảng băng bẩn"
- Sông băng "ngày tận thế" tan nhanh chưa từng thấy
- Nhìn qua, không ai tin hồ nước xinh đẹp này lại đáng sợ đến thế: Bên dưới nó ẩn chứa thứ gì?