Đảo phía bắc xa nhất thế giới thực chất là "tảng băng bẩn"

Đảo Qeqertaq Avannarleq ở phía bắc Greenland không phải đảo thực thụ mà là tảng băng trôi đỉnh phẳng với lớp đất và sỏi đá khác thường che phủ.

"Đảo ma" ở Bắc Cực từng được cho là mảnh đất xa nhất thế giới về phía bắc thực chất là một "tảng băng bẩn", Newsweek hôm 9/9 đưa tin. Hòn đảo rộng khoảng 60 m x 30 m, do đoàn thám hiểm gồm các nhà nghiên cứu từ các viện của Thụy Sĩ, Đan Mạch và Greenland phát hiện ngoài khơi bờ biển phía bắc Greenland vào năm 2021. Khi đó, họ đặt tên cho nơi này là "Qeqertaq Avannarleq", nghĩa là "hòn đảo xa nhất về phía bắc" trong tiếng Greenland.

Đảo phía bắc xa nhất thế giới thực chất là tảng băng bẩn
"Đảo ma" Qeqertaq Avannarleq ở phía bắc Greenland thực chất là một "tảng băng bẩn". (Ảnh: Martin Nissen).

"Hòn đảo nhỏ, nhiều sỏi đá, và được coi là 'ứng cử viên' cho danh hiệu mảnh đất xa nhất thế giới về phía bắc từng ghi nhận. Tuy nhiên, khu vực này có một bí ẩn kỳ lạ. Ngay phía bắc của mũi Morris Jesup, vài đảo nhỏ khác cũng được phát hiện trong những thập kỷ qua, sau đó biến mất", Kevin Hamilton, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Hawaii, nói.

Mũi Morris Jesup nằm ở cực bắc của Greenland - hòn đảo lớn nhất thế giới - cách Bắc Cực khoảng 710 km. Hòn đảo nhỏ biến mất đầu tiên được phát hiện trong chỏm băng vùng cực gần Morris Jesup mang tên "Oodaaq Ø", được xác định vào năm 1978.

Từ đó đến nay, nhiều chuyến thám hiểm khác nhau đã phát hiện thêm những "đảo ma" tương tự. Một số nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng chúng là các bờ đá dưới đáy biển bị băng biển đẩy lên bề mặt. Chúng thường dày khoảng 20 - 30 m và có lớp bề mặt mỏng gồm đất, sỏi đá và bùn, theo Rene Forsberg, nhà nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch.

Forsberg tham gia một đoàn thám hiểm nghiên cứu hiện tượng này vào năm nay. Họ ghé thăm vài đảo nhỏ trong vùng, trong đó có Qeqertaq Avannarleq, thu thập dữ liệu GPS, sử dụng các kỹ thuật quét laser để đo độ dày của băng và độ sâu của biển. Trước kia, độ sâu của vùng biển này chưa từng được đo do lớp băng biển bán tĩnh dày 2 - 3 m. Nghiên cứu hé lộ, những hòn đảo nhỏ kỳ lạ không thực sự là đảo mà là tảng băng trôi lớn bị mắc kẹt ở đáy biển.

Forsberg cho biết, các phép đo mới giúp xác nhận rõ rằng chúng là những tảng băng trôi đỉnh phẳng, có một lớp đất và sỏi đá khác thường phủ lên trên và bị mắc cạn. "Có thể xếp chúng vào loại đảo băng bán tĩnh với tuổi thọ khoảng vài năm", ông nói.

Nhóm này bao gồm cả Qeqertaq Avannarleq. Như vậy, Inuit Qeqertaat, một hòn đảo thực thụ, mới là mảnh đất xa nhất thế giới về phía bắc. Đoàn thám hiểm cho biết thêm, những hòn đảo ma nhiều khả năng bắt nguồn từ một sông băng cách mũi Morris Jesup khoảng 40 - 50km về phía tây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Đăng ngày: 12/09/2022
Cấu trúc màu trắng kỳ lạ trên mặt hồ Mỹ

Cấu trúc màu trắng kỳ lạ trên mặt hồ Mỹ

Những gò màu trắng bắt đầu xuất hiện ở hồ Great Salt tại Utah với kích thước ngày càng lớn và số lượng tăng lên.

Đăng ngày: 12/09/2022
Quầng sáng kỳ lạ trên bầu trời Trung Quốc thổi bùng thuyết âm mưu

Quầng sáng kỳ lạ trên bầu trời Trung Quốc thổi bùng thuyết âm mưu

Tháng 8 vừa qua, vầng sáng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trông giống một toà tháp bảy sắc cầu vồng nằm trên một đám mây đen.

Đăng ngày: 09/09/2022
Cầu vồng đôi xuất hiện bên ngoài Điện Buckingham khi Nữ hoàng Anh băng hà

Cầu vồng đôi xuất hiện bên ngoài Điện Buckingham khi Nữ hoàng Anh băng hà

Cầu vồng đôi xuất hiện trước đám đông tập trung bên ngoài Điện Buckingham ở London khi sự ra đi của Nữ hoàng Anh Elizabeth II được công bố hôm 8/9.

Đăng ngày: 09/09/2022
Phát thải khí nhà kính là gì?

Phát thải khí nhà kính là gì?

Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính là hiện tượng toàn cầu được quan tâm rất nhiều bởi chúng ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 08/09/2022
Chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ tàn phá nặng nề Trung Đông và Đông Địa Trung Hải

Chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ tàn phá nặng nề Trung Đông và Đông Địa Trung Hải

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cảnh báo, biến đổi khí hậu có thể tàn phá cuộc sống của hàng triệu người ở Đông Địa Trung Hải và Trung Đông, nơi nhiệt độ đang tăng nhanh gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.

Đăng ngày: 08/09/2022
Gió mùa hạ là gì?

Gió mùa hạ là gì?

Khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Đăng ngày: 07/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News