Đột phá mới: Điện phân nước thành hydro ở nhiệt độ phòng

Nghiên cứu mới được xem là bước tiến đầy hứa hẹn trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Nhiên liệu hydro hứa hẹn sẽ là một nguồn năng lượng sạch và dồi dào trong tương lai. Dẫu vậy, các nhà khoa học hiện nay chưa thể tìm ra cách để sản xuất ra chúng một cách thiết thực và phù hợp chi phí, mà không sử dụng đến nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, các nhà khoa học tới từ Đại học California, Santa Cruz (UCSC) đã giới thiệu một công trình nghiên cứu mới, có thể đóng vai trò như một bước đầy tiến hứa hẹn trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Theo mô tả, phương pháp này tương đối đơn giản do liên quan đến các hạt nano nhôm có khả năng tách oxy khỏi phân tử nước và để lại khí hydro. Chìa khóa của phương pháp nằm ở việc sử dụng kim loại gali để tạo ra phản ứng điện phân liên tục với nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết phản ứng giữa nhôm-gali và nước vốn dĩ đã được biết đến trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên ở đây, họ đã sử dụng một vài phương thức để tối ưu hóa và nâng cao chúng.

Cụ thể, với sự trợ giúp của kỹ thuật quét kính hiển vi điện tử và nhiễu xạ tia X, các nhà nghiên cứu đã có thể tìm ra hỗn hợp nhôm và gali tốt nhất để tạo ra hydro với hiệu suất rất cao, lên tới 3:1.


Bọt khí hydro được tạo ra từ phản ứng giữa nước với hỗn hợp nhôm-gali. (Ảnh: Science Alert).

Ngoài ra, hợp kim giàu gali cũng làm nhiệm vụ kép trong việc loại bỏ lớp phủ oxit nhôm (thông thường sẽ ngăn chặn phản ứng với nước), cũng như tạo ra các hạt nano nhôm cho phép phản ứng diễn ra nhanh hơn.

"Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì giống như vậy", Scott Oliver, nhà khoa học vật liệu tại UCSC cho biết. "Gần như không cần bất kỳ đầu vào năng lượng nào, thử nghiệm vẫn tạo ra được rất nhiều hydro".

Được biết, quá trình này đã thành công khi tạo ra một lượng lớn hydro và tất cả đều diễn ra ở nhiệt độ phòng. Nguồn nhiên liệu cho phản ứng cũng tương đối dễ kiếm, và có thể lưu trữ trong ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ bình thường.

Đặc biệt, gali có thể được thu hồi và tái sử dụng nhiều lần mà không bị mất tác dụng. Trong khi đó, nhôm là kim loại khá phổ biến, có thể lấy từ các vật liệu tái chế.

Không chỉ vậy, phương pháp được cho là hoạt động tốt với bất kỳ nguồn nước nào, bao gồm cả nước thải và nước biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News