Phát hiện loại trứng cá sấu cổ đại có vỏ dày nhất thế giới
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zaragoza, Tây Ban Nha đã tìm thấy loài cá sấu mới sống cùng thời với loài khủng long cuối cùng. Loài này đẻ trứng có vỏ dày nhất thế giới.
Một nhóm nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zaragoza, cùng các đồng nghiệp tại Đại học NOVA Lisbon và Viện Cổ sinh vật học và Tiến hóa Xã hội Catalan, đã phát hiện ra vỏ trứng của một loài cá sấu mới ở khu vực Ribagorza, thuộc tỉnh Huesca, Đông Bắc Tây Ban Nha, theo Newsweek.
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một loài cá sấu mới đẻ trứng có vỏ dày nhất thế giới. (Ảnh minh họa: ABC).
Nghiên cứu được công bố vào ngày 21/7 trên tạp chí Lịch sử Sinh học. Sau đó, Đại học Zaragoza đã ra thông cáo liên quan đến phát hiện này vào ngày 1/9.
Trong tài liệu nghiên cứu, các tác giả mô tả chi tiết quá trình xác định vị trí của hơn 300 mảnh vỡ vỏ trứng được tìm thấy gần Biascas de Obarra, thành phố Beranuy, tỉnh Huesca.
"Các mảnh vỡ này tương ứng với vỏ trứng cá sấu dày nhất trong hồ sơ hóa thạch trên toàn thế giới. Khám phá này làm tăng sự giàu có về cổ sinh vật học của vùng Ribagorza, và tái khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng trên toàn thế giới", Đại học Zaragoza nói với Zenger News.
Theo các chuyên gia, những mảnh vỏ trứng này có nguồn gốc từ kỷ Phấn trắng Sớm, và "các mảnh vỡ thuộc về trứng của loài cá sấu sống cùng với loài khủng long Iberia cuối cùng vào cuối kỷ Phấn trắng", Newsweek cho biết thêm.
Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Cổ cận có thể được coi là sự kiện tuyệt chủng được biết đến nhiều nhất trong lịch sử. Giới khoa học cho rằng một tiểu hành tinh đã va chạm với Trái Đất vào khoảng 65 triệu năm trước, khiến sự sống hầu như biến mất, bao gồm khủng long.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
