Nhà máy điện rác "khổng lồ" ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc

Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng, giúp giải quyết 75% lượng rác của thành phố Hà Nội. Xung quanh nhà máy bố trí như công viên cho người dân tập thể dục.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Nhà máy điện rác Sóc Sơn được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017 với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhà máy nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, khi hoàn thiện sẽ tiêu thụ toàn bộ lượng rác đang được chôn lấp tại đây mỗi ngày

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Nhà máy được giới thiệu "sử dụng công nghệ đốt rác châu Âu". Mỗi giờ nhà máy tạo ra 75 MW điện, tuy không cao so với các nhà máy nhiệt điện nhưng bù lại có thể giúp Hà Nội xử lý 4.000 tấn rác khô, tương đương 5.000 -5.500 tấn rác ướt mỗi ngày.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Khi đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau nhà máy điện rác Thâm Quyến (công suất đốt 5.000 tấn rác khô mỗi ngày).

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Tổng giám đốc phát triển thị trường tại Đông Nam Á của công ty Thiên Ý (đơn vị phụ trách dự án), cho biết dự án hiện đang chậm tiến độ 5 tháng so với hợp đồng đã ký với UBND TP Hà Nội. Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 khiến các chuyên gia Trung Quốc không thể sang Việt Nam. Số lượng công nhân làm việc giảm đáng kể. Trước đây, bình thường có 1.000 công nhân làm việc thì nay chỉ còn 400, trong thời gian giãn cách xã hội có ngày chỉ còn hơn 100 công nhân.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Hiện phần xây dựng hiện hoàn thiện 95%, phần lắp máy hoàn thành 85%. Dự kiến, nhà máy sẽ hoạt động giai đoạn 1 vào tháng 1/2022 và hoạt động với 100% công suất vào cuối tháng 3/2022.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Nhà máy được thiết kế để mỗi xe chỉ mất 3 phút đi vào đổ rác rồi đi ra. Đầu tiên, xe sẽ chạy qua trạm cân để xác định khối lượng. Sau đó, xe chạy lên cầu vượt vào nhà máy.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Nhà máy có 14 cửa đổ rác được thiết kế phù hợp với từng loại xe khác nhau. Khi xe đến gần, cửa đổ rác sẽ tự động mở.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Rác được chứa tạm trong một bể khổng lồ. Chúng sẽ được những chiếc cẩu siêu trọng đảo trộn và gắp vào lò đốt.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
"Trái tim" của nhà máy điện rác Sóc Sơn là khu vực buồng đốt 3 tầng. Tầng 1 để sấy khô và đưa rác đến nhiệt độ cháy. Tầng 2 là tầng đốt rác chính và tầng 3 là đốt rác cho đến khi chỉ còn sỉ và tro.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Rác được đốt sẽ tạo ra luồng khí nóng giúp chạy các tuabin của máy phát điện. Nhà máy sẽ sử dụng khoảng 20 MW còn khoảng 50 MW sẽ hoà vào điện lưới quốc gia.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Sỉ than chiếm khoảng 12% khối lượng rác sẽ được đổ ra phía sau lò đốt. Tại đây, những chiếc cẩu siêu trọng, di chuyển bằng thanh ray sẽ bốc chúng để chuyển đi làm vật liệu xây dựng.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Phần đắt đỏ của nhà máy là khu vực xử lý khí thải. Phần muội than (chiếm khoảng 3% tổng khối lượng) sẽ bị thu lại và đem đi chôn lấp. Khí thải sau khi được xử lý sẽ được xả ra 2 ống khói cao tới 85 mét.

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Nhà máy có hệ thống khử mùi để ngay từ đầu vào để không gian trong lành ngay bên cạnh "núi rác".

Nhà máy điện rác khổng lồ ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc
Khi đi vào vận hành, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ đón khách đến tham quan. Cảnh quan bên ngoài nhà máy được thiết kế như công viên để người dân có thể tập thể dục. Bên trong nhà máy có một khu vực để chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ môi trường.


Toàn cảnh nhà máy điện rác Sóc Sơn trị giá 7.000 tỷ đồng sắp đi vào vận hành. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật rợn người về

Bí mật rợn người về "đảo đầu lâu" giữa biển Caribean

Một hòn đảo không người nhưng có nhiều mảnh vỡ hộp sọ dị hình giữa biển Caribean đã gây tò mò cho giới khảo cổ. Hòn đảo mang tên Petite Musique, biệt danh là đảo đầu lâu.

Đăng ngày: 25/11/2021
Hạt vi nhựa - Hiểm họa khôn lường đối với đại dương

Hạt vi nhựa - Hiểm họa khôn lường đối với đại dương

Đại dương đang phải đối mặt với những hiểm họa từ rác thải nhựa, dây thừng nilon được sử dụng trên các tàu đánh bắt cá là một trong những nguyên nhân.

Đăng ngày: 24/11/2021
Trận lũ lụt ở Tây Bắc Thái Bình Dương tồi tệ đến mức nào?

Trận lũ lụt ở Tây Bắc Thái Bình Dương tồi tệ đến mức nào?

Lũ lụt và sạt lở đất đã tàn phá nặng nề bờ biển phía Tây của Canada và Mỹ chỉ vài tháng sau đợt nắng nóng kỷ lục, tăng thêm cảnh báo về tình hình ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 23/11/2021
Thành phố cực bắc của Mỹ sắp chìm trong bóng tối 66 ngày

Thành phố cực bắc của Mỹ sắp chìm trong bóng tối 66 ngày

Đối với cư dân ở thành phố Utqiagvik, lần tiếp theo Mặt Trời mọc phía trên đường chân trời là ngày 22/1/2022.

Đăng ngày: 23/11/2021
Choáng ngay lần đầu nhìn thấy dòng sông siêu sạch, nước trong nhìn tận đáy

Choáng ngay lần đầu nhìn thấy dòng sông siêu sạch, nước trong nhìn tận đáy

Hình ảnh về sông Umngot, một trong những dòng sông sạch nhất thế giới khiến cư dân mạng choáng váng.

Đăng ngày: 22/11/2021
Bí ẩn dòng suối bốc mùi... bia nồng nặc ở Hawaii được giải đáp

Bí ẩn dòng suối bốc mùi... bia nồng nặc ở Hawaii được giải đáp

Bí ẩn dòng suối bốc mùi bia nồng nặc ở Hawaii mới đây đã được giải đáp khi các nhà khoa học phát hiện nước suối có 1,2% ABV (độ cồn theo thể tích hay số ml cồn trong 100ml chất lỏng).

Đăng ngày: 21/11/2021
Đám mây tro từ vụ phun trào núi lửa 109 năm trước ập đến đảo Mỹ

Đám mây tro từ vụ phun trào núi lửa 109 năm trước ập đến đảo Mỹ

Các chuyên gia ước tính những cơn gió mạnh cuốn tro bụi từ vụ phun trào núi lửa năm 1912 bay xa khoảng 160 km, hướng về phía đảo Kodiak.

Đăng ngày: 19/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News