Cách phân biệt rắn hổ mang chúa, hổ mang thường và hổ trâu
Rất nhiều tai nạn xảy ra do con người không phân biệt được các loài rắn này.
Hổ mang chúa, rắn hổ trâu và rắn hổ mang thông thường là ba loài rắn có nhiều đặc điểm rất khác biệt, thế nhưng nếu không phải là một chuyên gia hay thợ bắt rắn thì nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa ba loài rắn này.
Trong đó sự nhầm lẫn tai hại nhất chính là việc phân biệt nhầm giữa rắn hổ mang chúa và rắn hổ trâu (không độc nhưng khá hung dữ). Bài viết này sẽ giúp chúng ta có thể có được những kiến thức cơ bản nhất để nhanh chóng nhận dạng ba loài rắn này.
Phân biệt hổ mang chúa (Tên khoa học: Ophiophagus hannah) và hổ mang thông thường
Mặc dù hổ mang chúa có tên là hổ mang nhưng nó lại không nằm trong chi Naja (hổ mang thực sự) mà lại là thành viên duy nhất trong chi Ophiophagus. Do đó chúng có rất nhiều đặc điểm bên ngoài khác biệt với các loài rắn hổ mang thực sự.
Đầu tiên là chiều dài mà thoạt nhìn chúng ta sẽ rất ấn tượng vì rắn hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, trong khi đó các loài rắn hổ mang có cơ thể ngắn hơn rất nhiều. Nếu con rắn bành mang ra thì chúng ta có thể quan sát màu sắc bên dưới phần mang và hoa văn sau cổ.
Hổ mang chúa có phần da màu vàng như nghệ ở dưới cổ, phía sau là hoa văn chữ V ngược, trong khi đó phần màu da dưới cổ của các con rắn hổ mang thông thường không có màu vàng và không có dấu hiệu chữ V ngược sáng màu sau cổ.
Hổ mang chúa có phần vảy đầu rất khác biệt so với các loài rắn hổ mang thông thường. (Ảnh: Thành Luân).
Phần vảy nằm ở đỉnh đầu của con rắn hổ mang chúa cũng khác xa so với hổ mang thông thường, cụ thể bạn có thể phân biệt nhanh bằng cách nhìn vào phần vảy màu đỏ (hình trên) của hổ mang chúa (hổ mang thông thường không có hai vảy lớn này).
Mắt của rắn hổ mang chúa cũng rất khác biệt với một con ngươi hình tròn rõ rệt (như mắt người) nhìn rất dữ tợn, trong khi đó hổ mang thông thường không nhìn rõ con ngươi mà chỉ có một màu đen đồng nhất.
Phân biệt hổ mang chúa và rắn hổ trâu (Tên khoa học là Ptyas mucosa)
Hổ trâu và hổ mang chúa. (Ảnh minh họa: Thành Luân).
Điều khiến nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai loài rắn này chính là phần hoa văn (khoang tròn sáng màu) chạy dọc cơ thể của hai loài rắn thoạt nhìn rất giống nhau. Cả hai cũng đều là những loài rắn có chiều dài ấn tượng nên rất khó để phân biệt dựa vào chiều dài.
Chỉ riêng phần đầu của cả hai loài thì rất khác biệt nên hãy nhìn vào phần đầu để nhận dạng. Đầu của rắn hổ trâu thuôn dài và rất nhỏ, trong khi đó hổ mang chúa có đầu rất to với những vảy lớn, khi di chuyển thì hổ mang chúa cũng thường ngóc đầu lên thay vì bò sát đất như hổ trâu.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
