Sông dài thứ hai châu Âu đóng băng, giao thông tê liệt
Ngành giao thông đường thủy tổn thất vài triệu euro mỗi ngày do Danube, sông dài thứ hai tại châu Âu, đóng băng khiến tàu thuyền không thể lưu thông từ Áo tới tận Biển Đen.
Những tảng băng lớn trôi nổi trên sông Danube từ những ngày đầu tháng 2, sau khi những luồng không khí lạnh từ Bắc Cực tràn qua châu Âu khiến nhiệt độ tại nhiều khu vực xuống dưới -10 độ C. Hungary, Áo, Croatia, Romania, Serbia, Bulgaria cấm phương tiện giao thông đường thủy di chuyển trên sông Danube vào ngày 14/2 do mật độ băng quá lớn.
Một tàu phá băng trên sông Danube ở phía nam Romania vào ngày 8/2.
Chỉ riêng tại Romania, giới chức phong tỏa một đoạn sông có chiều dài tới 700km, AP cho hay. Hải quân Hungary điều động tàu phá băng lớn nhất tới đoạn sông chảy qua thủ đô Budapest.
"Tôi chưa bao giờ thấy nhiều băng như thế này trên sông Danube từ năm 1985", Dezso Kovacs, thuyền trưởng của tàu, phát biểu.
Costache Constantin, một nhà quản lý của công ty vận tải Europolis Shipping & Trading tại châu Âu, nói rằng ông chưa bao giờ thấy băng trôi trên sông Danube từ khi bắt đầu làm việc trong ngành vận tải thủy vào năm 1981.
“Hiện tượng này khiến ngành vận tải mất hàng triệu euro. Hoạt động vận chuyển nguyên liệu thô, than đá, khoáng sản, ngũ cốc, vật liệu xây dựng đều bị ảnh hưởng xấu”, ông nói.
Nhiều công ty vận tải phàn nàn rằng giới chức không nỗ lực hết sức để khắc phục tình hình.
“Người dân phải tự phá băng bằng những công cụ mà họ có, nhưng đó là việc khó khăn. Với những khối băng có chiều dài từ 5 tới 7m, nhiều người phải phối hợp với nhau để phá”, Constantin kể.
Với chiều dài 2.872km, sông Danube chảy qua 9 nước, bao gồm Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Bulgaria, Romania và Ukraina.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
