Sóng độc bất thường - Sát thủ không ai muốn gặp trên biển

Các nhà nghiên cứu ghi nhận ở ngoài khơi đảo Vancouver một cơn sóng độc, hay còn gọi là sóng sát thủ, cao 17,6m - gấp 3 lần những cơn sóng xung quanh.

Con sóng xuất hiện vào tháng 11/2020, nhưng nghiên cứu xác nhận về độ cao của nó mới được công bố hôm 2/2. Theo Johannes Gemmrich, một trong những chuyên gia hàng đầu về sóng độc ở Đại học Victoria, chỉ có vài cơn sóng độc được quan sát trực tiếp và chưa có cơn sóng nào lớn như vậy. Khả năng xuất hiện một cơn sóng tương tự là một trong 1.300 năm.

Sóng độc bất thường - Sát thủ không ai muốn gặp trên biển
Phao nổi của MarineLabs ở ngoài khơi Ucluelet, British Columbia, ghi nhận cơn sóng độc kỷ lục. (Ảnh: MarineLabs).

Sóng độc là một loại sóng đáng sợ xuất hiện bất ngờ. "Chúng trông giống một tòa nhà 4 tầng sừng sững nhô lên từ mặt nước với phần đỉnh lớn và rãnh to ở phía trước", Scott Beatty, giám đốc điều hành MarineLabs - công ty vận hành phao nổi đo sóng, mô tả. Sóng độc thường lớn hơn gấp đôi những cơn sóng ở xung quanh và rất khó dự đoán. Chúng có thể đến bất ngờ từ các hướng khác với hướng gió và sóng thường thấy, theo Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).

Cơn sóng độc đầu tiên được ghi nhận có tên Draupner, năm 1995 ở ngoài khơi Na Uy. Nó có chiều cao 25,6m trong khi những cơn sóng xung quanh chỉ cao 12m. Cơn sóng ghi nhận vào tháng 11/2020 cao 17,6m, gấp 3 lần các cơn sóng xung quanh (6m). Kết quả đo được tính toán thông qua phao nổi của MarineLabs, cách bờ biển Ucluelet, British Columbia, khoảng 7 km.

Những cơn sóng như vậy có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với hoạt động trên biển cũng như người dân do sức mạnh và tính khó dự đoán của chúng. Do sóng độc xuất hiện bất ngờ, đơn vị vận hành tàu thủy hầu như không được cảnh báo trước và không có thời gian để thay đổi lộ trình hoặc phản ứng kịp thời, theo Gemmrich.

Gemmrich nhấn mạnh, một nhầm lẫn phổ biến là sóng độc thường bị nhầm với sóng thần. Dù cả hai đều là sóng lớn, cách chúng xuất hiện hoàn toàn khác nhau. Sóng độc được tạo ra bởi gió và rất hiếm gặp. Trong khi đó, sóng thần thường sinh ra từ động đất dưới nước hoặc núi lửa phun trào.

Các cộng đồng ven biển rất dễ bị đe dọa bởi sóng độc. Theo Gemmrich, bất cứ nơi nào gần biển đều có thể gặp sóng độc, dù những nơi có dòng hải lưu mạnh chảy qua có khả năng cao hơn. Đối với đảo Vancouver, chưa có báo cáo nào về thiệt hại do sóng độc bởi cơn sóng xảy ra quá xa bờ. Tuy nhiên, sóng độc có thể gây nguy hiểm nếu bắt nguồn gần bờ hơn. Để đảm bảo an toàn trong tương lai, cộng đồng khoa học đang tích cực nghiên cứu và dự đoán nhằm ngăn chặn thiệt hại đối với hoạt động trên biển và dân cư. MarineLabs có hệ thống 26 phao nổi đặt ở vùng biển xung quanh Bắc Mỹ và hy vọng có thể tăng gấp đôi số lượng vào cuối năm nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài sinh vật nhỏ bé, nhưng dài hơn cả cá voi xanh

Kỳ lạ loài sinh vật nhỏ bé, nhưng dài hơn cả cá voi xanh

Giun bootlace là một trong những loài động vật dài nhất trên Trái Đất. Có lần, chúng được tìm thấy trên bãi biển với chiều dài lên tới 55 mét.

Đăng ngày: 12/02/2022
Vụ nổ giúp đo điểm sâu nhất dưới đáy đại dương

Vụ nổ giúp đo điểm sâu nhất dưới đáy đại dương

Một thiết bị khoa học đổ sụp xuống biển, tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu tính toán chính xác độ sâu của vực thẳm Challenger Deep.

Đăng ngày: 12/02/2022
Phát hiện vườn bọt biển 300 tuổi rộng 15km2 dưới đáy biển

Phát hiện vườn bọt biển 300 tuổi rộng 15km2 dưới đáy biển

Hàng nghìn bọt biển phát triển ở núi lửa ngầm cổ xưa dưới Bắc Băng Dương nhờ hấp thụ hợp chất dồi dào từ các sinh vật biển đã chết.

Đăng ngày: 11/02/2022
Hàng loạt tôm hùm và cua chết dạt vào bãi biển ở Anh

Hàng loạt tôm hùm và cua chết dạt vào bãi biển ở Anh

Giới chức trách Anh cho biết hiện tượng hàng chục nghìn con tôm hùm và cua chết dạt vào các bãi biển ở phía đông bắc nước này do sự nở rộ của tảo gây hại.

Đăng ngày: 08/02/2022
Chú cá heo dẫn đường tàu thuyền qua eo biển New Zealand trong 24 năm

Chú cá heo dẫn đường tàu thuyền qua eo biển New Zealand trong 24 năm

New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền bảo vệ hợp pháp cho một sinh vật biển và chú cá heo Pelorus Jack.

Đăng ngày: 08/02/2022
Sáng kiến đơn giản có thể cứu sống nhiều sinh vật biển vô tình vướng vào lưới

Sáng kiến đơn giản có thể cứu sống nhiều sinh vật biển vô tình vướng vào lưới

Các nhà sinh thái học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới giúp giảm bớt tình trạng các loài rùa, cá mập và mực bị vướng vào lưới đánh cá.

Đăng ngày: 07/02/2022
Cá voi sát thủ dạy đồng loại trộm cá của ngư dân

Cá voi sát thủ dạy đồng loại trộm cá của ngư dân

Các nhà khoa học phát hiện cá voi sát thủ bắt đầu ăn cá từ dây câu và lưới đánh cá của ngư dân và coi đó như một nguồn thức ăn dễ kiếm.

Đăng ngày: 06/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News