Sóng nhiệt cực đoan có nguy cơ kích hoạt lại các đám cháy rừng Australia

Một đợt sóng nhiệt cực đoan quét khắp Australia hôm 30/1 với nhiệt độ 45 độ C và tăng nguy cơ cháy rừng.

Nhiệt độ chạm mức 38 độ C ở phía Tây Sydney nhưng Melbourne sẽ là thành phố nóng nhất khi nhiệt độ tăng lên 43 độ C vào chiều 30/1 (giờ địa phương). Nhà điều hành thị trường năng lượng đưa ra cảnh báo cấp hai với Victoria trong bối cảnh lo ngại cư dân bật máy điều hòa không khí gây áp lực lên nguồn cung cấp điện.

Đợt nóng dự kiến sẽ kéo theo độ ẩm cực cao, bão và lũ quét tiềm ẩn ở Victoria vào Chủ nhật. Phía Bắc Victoria sẽ là phần nóng nhất của bang với nhiệt độ lên tới 45 độ C.


Bản đồ thời tiết Australia hôm 31/1.

Nhiệt độ tăng làm gia tăng nỗi lo về các vụ cháy rừng sau một tuần trong điều kiện thời tiết ôn hòa. Một loạt các ngày nóng được dự báo sẽ kéo dài làm tăng mức độ nguy hiểm hỏa hoạn.

Một lệnh cấm lửa được đưa ra cho toàn bộ khu vực của bang Victoria trừ Gippsland và phía Đông Bắc. Vẫn có 9 trong số 10 đám cháy hiện đang hoạt động đang thiêu rụi hơn 1,5 triệu ha ở Victoria.

Quan chức cứu hộ Andrew Crisp kêu gọi người dân Victoria hãy cảnh giác, vì mùa cháy rừng vẫn chưa kết thúc. "Chúng ta có lợi vì một số điều kiện bị ức chế và trở nên lành tính trong những ngày qua. Nhưng trời sẽ trở nên rất nóng... Hai năm qua, chúng ta đã trải qua những đợt hỏa hoạn vào tháng 3, thiệt hại nhiều tài sản. Vì vậy, chúng ta vẫn còn sáu đến tám tuần nữa trong giai đoạn hỏa hoạn có thể hoạt động tích cực".

Trong khi đó, Chính quyền Vùng lãnh thổ thủ đô Australia (ACT) ngày 31/1 ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh tình trạng cháy rừng trong khu vực dự báo sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trong hai ngày tới.

Thời tiết mùa hè nguy hiểm của Australia chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhiệt độ ở Ấn Độ Dương, có khả năng duy trì điều kiện nóng và khô cho đến tháng 3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News