Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska

Alaska đang trải qua đợt nắng gắt chưa từng thấy trong mùa hè năm nay, khiến cá hồi chết hàng loạt do không chịu nổi nước nóng.

Các nhà khoa học quan sát những vụ chết tập thể của một số loài cá hồi Alaska, bao gồm cá hồi đỏ, cá hồi chó và cá hồi hồng. Stephanie Quinn-Davidson, giám đốc Ủy ban ngư nghiệp Yukon, dẫn đoàn nghiên cứu trong chuyến thám hiểm dọc sông Koyokuk hồi cuối tháng 7 sau khi người dân địa phương báo cáo trông thấy cá chết nhiều trên suối.

Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska
Xác cá hồi hồng chết ở Alaska. (Ảnh: Anchorage Daily News).

Stephanie và các nhà khoa học khác đếm được 850 xác cá hồi còn nguyên trứng trong chuyến thám hiểm đó và ước tính tổng số cá chết lớn gấp 4 - 10 lần. Họ không tìm thấy dấu hiệu của thương tổn, ký sinh trùng hay bệnh truyền nhiễm. Gần như tất cả cá hồi họ tìm thấy đều chứa trứng. Do vụ chết hàng loạt xảy ra cùng lúc với đợt nắng nóng, nhóm nghiên cứu kết luận hơi nóng là nguyên nhân khiến cá chết. Stephanie cho biết cô chưa bao giờ bắt gặp cá hồi chết nhiều như vậy trong 8 năm nghiên cứu.

Nhiệt độ nước ở Alaska cũng phá vỡ kỷ lục như nhiệt độ không khí, theo Sue Mauger, giám đốc khoa học của tổ chức Cook Inletkeeper. Các nhà nghiên cứu theo dõi nhiệt độ nước suối quanh vịnh Cook nằm ở phía nam thành phố Anchorage từ năm 2002. Trước đây, họ chưa bao giờ đo được nhiệt độ cao hơn 24,4 độ C. Tuy nhiên, hôm 7/7, một dòng suối lớn tập trung nhiều cá hồi ở phía tây vịnh Cook đạt nhiệt độ lên tới 27,6 độ C. "Nhiệt độ năm 2019 vượt xa mức nhiệt chúng tôi dự đoán cho trường hợp xấu nhất vào năm 2069", Sue cho biết.

Theo Sue, nhiệt độ cao ảnh hưởng tới cá hồi ở nhiều mặt. "Cá hồi không thể lưu chuyển oxy qua vùng bụng. Chúng không có năng lượng để đẻ trứng và chết với những quả trứng khỏe mạnh trong bụng", Sue giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài giun ký sinh biến ốc sên thành

Loài giun ký sinh biến ốc sên thành "thây ma"

Giun dẹp khoang xanh ký sinh trong ốc sên, sau đó điều khiển vật chủ bò ra chỗ thoáng đãng để thu hút các loài chim săn mồi.

Đăng ngày: 18/08/2019
Động vật máu lạnh là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết

Động vật máu lạnh là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết

Động vật biến nhiệt hay động vật máu lạnh (Endothermic Animal) trong tiếng Hy Lạp từ Endo có nghĩa là “bên trong/ nội sinh“, từ therm là “nhiệt độ“. Endothermic...

Đăng ngày: 17/08/2019
Cặp chim cánh cụt đồng tính được nhận nuôi một quả trứng sau một thời gian dài phải... ấp đá cuội

Cặp chim cánh cụt đồng tính được nhận nuôi một quả trứng sau một thời gian dài phải... ấp đá cuội

Sau những nỗ lực của mình, cặp đôi chim cánh cụt đồng tính này chắc chắn sẽ trở thành những người cha đáng ngưỡng mộ của vườn thú Berlin.

Đăng ngày: 16/08/2019
Sư tử mẹ ăn thịt con mình: Tại sao

Sư tử mẹ ăn thịt con mình: Tại sao "Hổ dữ không ăn thịt con" mà sư tử lại làm như vậy?

Câu tục ngữ "Hổ dữ không ăn thịt con" chỉ mang tính chất ví von và răn dạy. Còn tự nhiên có thể tàn khốc hơn thế rất nhiều.

Đăng ngày: 14/08/2019
Loài chim hay cà khịa,

Loài chim hay cà khịa, "giang hồ" lưu manh nhất thế giới động vật

Nếu bạn nghĩ rằng, chim mòng biển chỉ thi thoảng mới xấu tính như vậy thôi, thì bạn đã quá ngây thơ rồi. Những hình ảnh tiếp theo sẽ cho bạn biết, lý do tại sao mòng biển được gọi là loài chim lưu manh bậc nhất.

Đăng ngày: 14/08/2019
Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

Trong khoảng thời gian 40 năm qua, gần 90% các loài sinh vật sống trong môi trường nước ngọt lớn nhất thế giới đã suy giảm nghiêm trọng, gấp đôi tỷ lệ quần thể động vật có xương sống trên đất liền hoặc trong các đại dương.

Đăng ngày: 14/08/2019
Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao

Chim cắt lớn - Loài chim săn mồi tốc độ cao

Chim cắt lớn là một thợ săn đáng gờm. Chúng thường nhắm vào những chú chim (hoặc dơi) mà chúng nhìn thấy khi đang bay lượn.

Đăng ngày: 14/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News