Sống ở thành phố khiến con người đần độn?

Những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, không khí bị ô nhiễm làm giảm khả năng trí tuệ và làm hại não. Tác động này thể hiện rất rõ ở những người sống ở các thành phố lớn, nơi chất lượng không khí khác rất xa với các số đo lý tưởng.

Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Ohio (Mỹ) do giáo sư Laura Fonkem đứng đầu đã thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng không khí của các siêu đô thị đến con người. Kết quả của công trình nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Molecular Psychiatry.

Sống ở thành phố khiến con người đần độn?
Không khí tại các siêu đô thị ảnh hưởng lớn tới khả năng trí tuệ.

Trong thí nghiệm của mình các nhà khoa học đã chia những con chuột thí nghiệm ra thành 2 nhóm: Nhóm 1 cho thở không khí ô nhiễm có thành phần trung bình của các siêu đô thị nhiều nước trên thế giới trong một thời gian khá dài là 10 tháng liền, mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 6 giờ. Nhóm 2 sống trong môi trường không khí bình thường đường dùng làm đối chứng.

Sau đó họ đánh giá khả năng “khôn ngoan” của hai nhóm chuột này thông qua các bài kiểm tra vẫn áp dụng.

Họ đặt những con chuột thí nghiệm vào một hộp kín chiếu sáng mạnh, trong đó chỉ có một lỗ nhỏ để chúng có thể thoát ra ngoài. Lưu ý là chuột không chịu được ánh sáng mạnh vì về cơ bản, do thói quen hoạt động vào ban đêm nên chúng phải tìm cách trốn ra khỏi nơi chiếu sáng.

Trong khi những con chuột nhóm 2 luôn biết cách thoát qua lỗ hổng và rất nhớ đường vào thì chuột trong nhóm 1 “ngu” hơn rất nhiều vừa tìm lỗ thoát rất chậm, vừa không nhớ được đường đã tìm ra. Đã thế, chúng còn lờ đờ tựa như bị trầm cảm và thường hốt hoảng vô cớ.

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân khiến chuột thở không khí ô nhiễm bị đần độn đi chính là những vi hạt dạng rắn chứa trong đó. Những vi hạt này gây viêm nhiễm những bộ phận khác nhau trong cơ thể nói chung, đặc biệt là não. Chúng gây hư hại những phần não chịu trách nhiệm lưu giữ trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn cũng như vùng hình thành cảm giác. Chính vùng đồi thị (hippocampuss) là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất.

Ngoài ra người ta còn thấy cấu trúc não của những con chuột bị thở không khí ô nhiêm có vẻ xốp hơn và số tế bào thần kinh cũng bị giảm.

Như vậy, không khí ô nhiễm tại các siêu đô thị các nước (thành phần không khác nhau bao nhiêu) là mối đe dọa đáng sợ đối với người dân sinh sống tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News