"Sóng thần ánh sáng" vừa bóc vỏ Sao Thủy thành sao chổi kỳ dị

Song song với cú đấm plasma làm rực cháy bầu trời phía Bắc Trái Đất vừa qua, Mặt Trời cũng thổi bay hành tinh gần nó nhất - Sao Thủy - bằng một cơn sóng thần plasma.

Theo Live Science, nguồn gốc của 2 cú đấm plasma vào Trái Đất và Sao Thủy đã được NASA quan sát vào ngày 11-4 vừa qua. Đó là một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) từ một vết đen Mặt Trời tưởng chừng đã chết những bất ngờ sống dậy.

Trái Đất "trúng đạn" ngày 14-4 vừa qua khiến một vùng trời lớn ở phương Bắc rực cháy trong cực quang, đe dọa làm nhiễu hệ thống định vị và liên lạc. Sao Thủy "xui xẻo" hơn vì nhỏ bé và ở gần Mặt Trời hơn nên đã bị trúng hẳn một cơn sóng thần vào ngày 12-4.

Sóng thần ánh sáng vừa bóc vỏ Sao Thủy thành sao chổi kỳ dịSao Thủy bé nhỏ quay quanh Mặt Trời - Ảnh: NASA/SDO/HMI/AIA

Theo 2 nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Hui Zhang từ Viện Vật lý vũ trụ tại Viện Vật lý Địa cầu Fairbanks thuộc Đại học Alaska, các quá trình diễn ra khá giống như ở Trái Đất, nhưng tác động lớn hơn nhiều không chỉ do kích thước của Sao Thủy mà còn do nó có từ trường yếu và hầu như không có bầu khí quyển.

Ở Trái Đất, từ quyển mạnh mẽ và khí quyển dày đặc đã ngăn bớt nhiều tác động của CME lên các sinh vật và môi trường hành tinh, cũng như lưới điện và hệ thống viễn thông.

Hai nghiên cứu của giáo sưu Hui Zhang và các cộng sự, đăng tải trên Nature Communications Science China Techological Science, cho biết tác động của CME vừa qua đủ mức để thổi bay vật chất khỏi Sao Thủy một cách khốc liệt và đã tạo cho nó một chiếc đuôi đá bụi, biến nó thành một vật thể hành tinh "lai" sao chổi kỳ dị.

Và rất có thể, một bầu khí quyển lạ lùng, hỗn tạp và tạm thời đã xuất hiện trên Sao Thủy. Bởi lẽ gió Mặt Trời - một dòng không đổi của các hạt mang điện, hạt nhân của các nguyên tố như heli, carbon, ni-tơ, neon và ma-giê từ Mặt Trời - cộng với sóng thủy triều của các hạt từ CME sẽ liên tục bổ sung một lượng nguyên tử nhỏ cho Sao Thủy, tạo thành lớp khí quyển mỏng.

Mặt Trời của chúng ta đang bước vào giai đoạn hoạt động dữ dội nhất trong chu kỳ 11 năm và sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều cơn bão Mặt Trời và CME tấn công các hành tinh của nó, bao gồm Trái Đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trạm ISS bay qua phía trên tên lửa cao 98 m

Trạm ISS bay qua phía trên tên lửa cao 98 m

Bay ở độ cao hơn 400 km so với Trái Đất, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trông giống vệt sáng mờ trên trời trong ảnh chụp tên lửa NASA.

Đăng ngày: 17/04/2022

"Súng thần công" phóng vệ tinh vào quỹ đạo trong 10 phút

Công ty Green Launch đang phát triển thiết bị phóng các vật thể lên quỹ đạo ở tốc độ siêu thanh chỉ sử dụng hỗn hợp hydro và các loại khí khác.

Đăng ngày: 16/04/2022
Kính thiên văn chụp được

Kính thiên văn chụp được "vua quái vật" xuyên không 13 tỉ năm

Hình ảnh hơn 13 tỉ năm trước từ một vị tổ tiên của các lỗ đen quái vật đã được Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA bắt được.

Đăng ngày: 15/04/2022
Trăng hồng tháng Tư xuất hiện cuối tuần này

Trăng hồng tháng Tư xuất hiện cuối tuần này

Hiện tượng trăng tròn có màu hồng được nhiều người yêu thiên văn mong chờ sẽ xuất hiện trong ít ngày tới.

Đăng ngày: 15/04/2022
Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ công bố bí mật giữ kín suốt 3 năm: Vật thể có tốc độ khủng khiếp!

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ công bố bí mật giữ kín suốt 3 năm: Vật thể có tốc độ khủng khiếp!

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ sau 3 năm xem xét đã công bố sự tồn tại của vật thể có tốc độ 58.333 mét/giây!

Đăng ngày: 15/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong sứ mệnh Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong sứ mệnh Mặt trăng

ESA sẽ " ngừng các hoạt động hợp tác" cùng Nga trong 3 sứ mệnh trên Mặt Trăng, gồm Luna-25, 26 và 27, mà cơ quan này đã thực hiện nhằm thử nghiệm thiết bị và công nghệ mới.

Đăng ngày: 14/04/2022
Phi thuyền ngắm cảnh trong khí quyển Trái đất

Phi thuyền ngắm cảnh trong khí quyển Trái đất

Spaceship Neptune sẽ bắt đầu chở khách lên tầng bình lưu vào năm 2024 nếu tất cả theo đúng kế hoạch.

Đăng ngày: 14/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News