Sóng thần Boxing Day 2004 - thảm họa chết chóc nhất thế kỷ 21

Trận động đất lớn gây ra sóng thần khổng lồ trên khắp Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 đã trở thành thảm họa thiên nhiên chết người và tàn khốc nhất thế kỷ này.


Vào lúc 7h58 sáng (giờ địa phương) ngày 26/12/2004 - 15 năm trước - một trận động đất mạnh 9,1 độ xảy ra ngoài khơi bờ biển Indonesia, ở cực bắc Sumatra. Trận động đất lớn gây ra sóng thần khổng lồ trên khắp Ấn Độ Dương, làm hơn 230.000 người trên khắp 14 quốc gia thiệt mạng. Trong ảnh, hình ảnh vệ tinh cho thấy đường bờ biển ở phía tây nam thành phố Kalutara, Sri Lanka bốn giờ sau trận động đất và ngay sau khoảnh khắc ảnh hưởng của sóng thần. (Ảnh: AP).


Một người đàn ông Acehn, được bạn của anh ta giúp đỡ, bế cô con gái bị thương lên vùng đất cao hơn qua con đường bị ngập lụt sau khi sóng thần xảy ra. Sóng cao tới 30 m đánh vào bờ biển Sumatra và quần đảo Nicobar, 30 phút sau cơn chấn động, trước khi đến Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan. Vài giờ sau, nó đến Maldives, Mauritius và bờ biển phía đông châu Phi. (Ảnh: AP).


Banda Aceh, West Sumatra, Indonesia, cách nơi sóng thần đổ bộ 1 km. Indonesia là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nằm gần tâm động đất, với nước tràn vào đất liền hàng km. Ước tính có khoảng 167.000 người chết trong vùng nước dâng, hơn 500.000 người mất nhà cửa và 800 km bờ biển đã bị phá hủy trên khắp quốc đảo. (Ảnh: Bộ Quốc phòng).


Một người đàn ông đi ngang qua các tòa nhà bị phá hủy ngày 10/1/2005 tại Banda Aceh, Indonesia. Hàng nghìn người nước ngoài cũng bị cuốn vào thảm họa, nhiều người trong số họ đã lặn biển, bơi lội hoặc ở trên bãi biển khi sóng đánh vào. 23 người Australia đã chết khi đi nghỉ ở Thái Lan và ba người nữa ở Sri Lanka. Những bãi biển du lịch nổi tiếng nhanh chóng được chuyển thành bệnh viện tạm thời. (Ảnh: Getty).


Tàu đổ bộ đệm khí cung cấp nhu yếu phẩm và vật tư cần thiết cho người dân ở thành phố Meulaboh trên đảo Sumatra, Indonesia, ngày 10/1/2005. Sóng thần gây thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ USD tại các quốc gia bao gồm Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Somalia, Maldives, Malaysia, Myanmar, Tanzania, Bangladesh và Kenya. Chính phủ Australia đã cam kết 60 triệu USD ban đầu trong tuần đầu tiên cho hỗ trợ nhân đạo, sau đó đạt 69,9 triệu USD. (Ảnh: Getty).


Một người đàn ông nhìn qua hàng trăm thông báo mất tích ở Trung tâm Điều phối và Cứu trợ Sóng thần tại Tòa thị chính Phuket. Nằm trên cái gọi là Vành đai Lửa nơi các mảng kiến tạo va chạm gây ra động đất thường xuyên, Indonesia là một trong những quốc gia dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, theo Channel News Asia. Tuy nhiên, khi sóng thần xảy ra 15 năm trước, hầu hết người Indonesia chưa bao giờ nghe về nó. (Ảnh: Getty).


Các du khách người Anh an ủi nhau tại Tòa thị chính Phuket, nơi hàng trăm khách du lịch bị mất người thân, bạn bè chờ đợi sự giúp đỡ tại trung tâm cứu nạn tạm thời. Nhiều người chạy ra khỏi nhà khi trận động đất làm rung chuyển tỉnh của họ vào sáng chủ nhật hôm đó ngay trước 8h. Vài phút sau, hầu hết quay trở lại nhà của họ với giả định rằng nó đã an toàn. Vài phút sau, mọi người bắt đầu hoảng loạn khi nhận ra nước đang dâng lên. Họ bắt đầu chạy nhưng đã quá muộn đối với nhiều người trong số họ. (Ảnh: Getty).


Hai người sống sót sau thảm họa sóng thần từ West of Aceh trên máy bay trực thăng Seahawk của Hải quân Mỹ đến Banda Aceh, ngày 8/1/2005. Từ năm 2004, một số đê chắn đã được dựng lên ở Aceh để đề phòng thảm họa. Chính quyền đã xây dựng các tuyến đường sơ tán, đặc biệt là ở các khu vực ven biển. Họ cũng đã thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm sóng thần địa phương và lắp đặt các cảm biến trong tỉnh. (Ảnh: Getty).


Một cậu bé nhặt rác trong đống đổ nát của những ngôi nhà bị sóng thần phá hủy ngày 18/1/2005 tại Banda Aceh, Indonesia. Hiện tại có 170 cảm biến trên khắp Indonesia. Chính phủ cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập thường xuyên với sự tham gia của tất cả trường học, bao gồm trường mẫu giáo. (Ảnh: Getty).


Gia đình và bạn bè kiểm tra các thông báo mất tích ở Phuket, Thái Lan sau thảm họa sóng thần. Trong khi người Aceh hiện nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của sóng thần, chính quyền địa phương cho biết mọi người chưa sẵn sàng để đối phó với một thảm họa khác. Do đó, vào giữa tháng 12, cơ quan thảm họa quốc gia đã ra mắt chương trình KATANA về chống chịu thiên tai cho các gia đình. (Ảnh: Getty).


Một nạn nhân trẻ em của sóng thần ở trại tị nạn, tháng 1/2005 tại Banda Aceh, Indonesia. Cơ quan thảm họa cùng với các cơ quan chính phủ khác nhau sẽ giúp các gia đình có nhận thức về rủi ro thảm họa và củng cố kiến thức về thảm họa của họ. Nó cũng đã cam kết hỗ trợ mọi người tự cứu mình, gia đình, hàng xóm và những người khác. "Giá như người dân Aceh biết và hiểu những rủi ro (của một trận động đất và sóng thần) và cách ứng phó thì số nạn nhân sẽ không lớn như vậy", người đứng đầu cơ quan thảm họa quốc gia, ông Doni Monardo, nói về trận động đất và sóng thần năm 2004. (Ảnh: Getty).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News