Sóng thần đe dọa nhà máy điện hạt nhân châu Á
Các chuyên gia hạt nhân và địa chất cảnh báo, trong tương lai, có ít nhất 32 nhà máy ở châu Á đang hoạt động hoặc đang được xây dựng có nguy cơ hứng chịu sóng thần.
Những nhà máy điện hạt nhân của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc có thể sẽ hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần tương tự Nhật Bản vì nằm rất gần vùng đới chìm.
Giống nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật, những nhà máy này chỉ nằm cách đường đứt gãy địa chất từng gây ra những trận động đất lớn nhất trong lịch sử vài trăm km.
Đây được gọi là những vùng đới hút chìm, động đất xảy ra khi một mảng kiến tạo địa chất bị đè bởi một mảng địa chất khác. Và vì Rãnh Manila chưa gây ra trận địa động đất lớn nào trong ít nhất 440 năm qua, một số chuyên gia cho rằng áp lực rất lớn đang hình thành, nên nguy cơ xảy ra đứt gãy lớn đang tăng lên.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật vẫn chưa vượt qua cuộc khủng hoảng do động đất, sóng thần hôm 11/3 gây ra. (Nguồn: Kyodo)
Nếu điều đó xảy ra, bốn nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc đại lục và một nhà máy trên đảo Đài Loan (Trung Quốc) có thể sẽ phải hứng chịu một trận sóng thần tương tự như ở Fukushima.
“Chúng tôi lo rằng những nhà máy này sẽ hứng chịu thảm họa. Có thể không phải 10 năm tới, mà là 50 hay 100 năm”, GS. David Yuen, chuyên gia xây dựng mô hình địa chấn ở ĐH Minnesota (Mỹ) nói.
Châu Á vốn là khu vực dễ xảy ra hoạt động địa chấn, nhưng lại đang trải qua thời kỳ phục hưng hạt nhân vì những quốc gia trong khu vực đang nỗ lực tăng nguồn điện cho dân số khổng lồ và những nền kinh tế bùng nổ.
Ngay cả khi các quốc gia đã tiến hành đánh giá thảm họa địa chấn hợp lý, nhiều đánh giá cũng không đưa ra kết quả đồng nhất với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc.
Các chuyên gia hy vọng rằng thảm họa ở Nhật Bản đã "dạy" cho thế giới một bài học quan trọng: khi nghiên cứu an toàn hạt nhân thì cần tưởng tượng đến những điều không thể tưởng tượng. Nếu chỉ nhìn về quá khứ 50 năm hay 500 năm trước vẫn chưa đủ.
Trận động đất xảy ra trên đoạn đới hút chìm ở Indonesia gây ra con sóng thần cướp đi mạng sống của 230.000 người ở hàng chục quốc gia. Nó cũng gây ra những trận sóng lớn đổ vào trung tâm nghiên cứu hạt nhân Kalpakkam của Ấn Độ, khu vực cách tâm chấn hàng nghìn km.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
