Sóng thần đến Mỹ

Những cơn sóng thần phát sinh từ trận động đất gần Nhật Bản đã chạm bờ biển phía tây nước Mỹ, phá hủy ít nhất một bến cảng và khiến hàng nghìn người phải di sơ tán.

Những con sóng bất thường chạm bờ biển tây của Mỹ khoảng 12 giờ kể từ khi cơn địa chấn dữ dội xảy ra ở Nhật.

Đoạn videoclip của NHK mô tả cảnh xe ô tô bị
cuốn phăng trong sóng thần.
Ảnh: AP

Bắc California ban bố cảnh báo sóng thần trước khi những cơn sóng cao khoảng 2 mét tới. Hơn ba chục chiếc thuyền cùng một bến cảng bị hư hại do sóng thần.

Tuy nhiên, cường độ của sóng thần đã giảm đi nhiều sau khi nó vượt qua khoảng cách lớn trên đại dương mênh mông. Bang Oregon cũng đối mặt với sóng thần nhưng chúng không quá lớn.

"Sóng thần đã đến đây, đại dương trồi lên sụt xuống như thể có triều dâng và triều lui mỗi 30 phút, thay vì mỗi 6 giờ như bình thường", Mike Murphy, trưởng cơ quan các vấn đề khẩn cấp của thành phố Port Orford, bang Oregon, nói.

"Rõ ràng là sóng thần đã gây hiện tượng đó", AFP dẫn lời ông nói và cho biết thêm rằng dự kiến những con sóng lớn hơn sẽ đến tiếp theo.

Tại một thị trấn nhỏ cũng ở bang này, quan chức chính quyền địa phương cho biết các con sóng không quá lớn. "Chúng tôi đã thấy những con sóng thần đầu tiên, tương đối nhỏ. Chúng tôi không cho là sẽ có sóng lớn ở đây", quan chức nhận xét.

Tại Los Angles bang California, tàu của hải quân Mỹ USS Dubuque được lệnh báo động di chuyển ra xa, đến khu vực an toàn phòng khi sóng thần tấn công.

Đội quân cứu hộ tình nguyện của bang California, mới trở về sau khi giúp cứu nạn động đất ở New Zealand được một ngày, cũng sẵn sang giúp đỡ người dân Nhật Bản.

Dự kiến sóng thần sẽ chạm tới một số quốc gia Trung và Nam Mỹ như Mexico, Chile. Canada cũng ra lệnh cảnh báo sóng thần, yêu cầu dân chúng sơ tán người và tài sản ở những vùng đất thấp có thể bị ngập.

Trước khi chạm bờ tây châu Mỹ, sóng thần đã quét qua Thái bình dương, khiến Hawaii và những quốc đảo ở khu vực phải cảnh giác và thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Một loạt quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đã ban bố cảnh báo sóng thần sau khi thảm họa này xảy ra tại Nhật chiều nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News