Sóng thần giết chết 34 người ở Thái Bình Dương

Những cơn sóng khủng khiếp do một trận động đất mạnh ở phía nam Thái Bình Dương gây nên đã tấn công các làng mạc ven bờ biển trên quần đảo Samoa hôm qua. Ít nhất 34 người thiệt mạng.

BBC cho biết, cơn địa chấn có cường độ lên tới 8,3 độ Richter xảy ra vào 17h48 ngày 29/9 theo giờ GMT. Tâm chấn của nó nằm ở độ sâu khoảng 32 km dưới đáy đại dương và cách quần đảo Samoa chừng 190 km. Một số người dân nói rằng động đất kéo dài khoảng hai tới ba phút. Nó gây nên những đợt sóng cao tới 4,5 m trên một số bờ biển. 

Chuyên gia của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, nhìn vào các biểu đồ trên máy tính tại Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương trên bờ biển Ewa, Hawaii, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Quần đảo Samoa gồm hai thực thể riêng rẽ: nhà nước độc lập Samoa và American Samoa (lãnh thổ thuộc Mỹ với dân số là 65.000 người).

Eni Faleomavaega, đại biểu của American Samoa trong quốc hội Mỹ, cho biết hàng nghìn người đã mất nhà cửa. "Một số khu vực của quần đảo Samoa chỉ cao hơn mực nước biển hơn 1 m. Vì thế mức độ thiệt hại về tài sản rất lớn. Ô tô bị lật úp nằm ngổn ngang khắp nơi", Faleomavaega nói.

Theo AP, sóng thần đã cuốn nhiều người và xe hơi ra biển. Những người thoát nạn cố gắng chạy lên những khu đất cao và mắc kẹt ở đó trong nhiều giờ. Giới chức gặp khó khăn trong nỗ lực đánh giá thiệt hại về người và tài sản do mạng lưới điện và hệ thống viễn thông ngừng hoạt động.

Một đường phố trong làng Fagatogo thuộc American Samoa chìm trong nước sau trận sóng thần vào ngày 29/9. (Ảnh: AP)

Graeme Ansell, một công dân New Zealand, có mặt trong một làng ven biển thuộc Samoa khi động đất xảy ra và chứng kiến cảnh sóng thần phá hủy làng. Anh kể với đài phát thanh quốc gia New Zealand: "Mọi việc diễn ra rất nhanh. Toàn bộ làng Sau Sau Beach Fale bị quét sạch trong nháy mắt. Chẳng có bất kỳ ngôi nhà nào đứng vững. Chúng tôi chạy lên những quả đồi gần đó. Một người trong làng gãy chân trong lúc chạy.

Mase Akapo, một chuyên gia khí tượng thủy văn thuộc Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia của American Samoa, cho biết, ít nhất 14 người dân của nước này và 20 người của Samoa thiệt mạng vì sóng thần. Theo Akapo thì ít nhất ba cơn dư chấn có cường độ 5,6 độ Richter đã xảy ra sau động đất.

Bác sĩ Lemalu Fiu của một bệnh viện tại thủ đô Apia của Samoa cho rằng số người thiệt mạng có thể tăng lên. Thành phố Apia vắng lặng do các trường học và công sở đóng cửa.

Sơ đồ nơi xảy ra sóng thần. (Ảnh: Reuters)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News