Sóng thần ở Indonesia: 600 người chết, mất tích
Ít nhất 113 người chết và 502 người gồm chủ yếu là phụ nữ và trẻ em mất tích khi một ngôi làng Indonesia bị sóng thần tấn công sau một trận động đất ngoài khơi đảo Sumatra, các nhà chức trách cho biết hôm nay (26/10).
Người dân ở đảo Tây Sumatra sơ tán sau khi có động đất. (Ảnh: AP)
Trận động đất mạnh 7,5 độ Ritcher đêm qua (25/10) đã phá hủy gần hết các tòa nhà ở làng Betu Monga, theo ông Hardimansyah, một quan chức thuộc cơ quan ngư nghiệp địa phương.
"Khoảng 200 người đang sống ở ngôi làng đó, chỉ có 40 người được tìm thấy. 160 người khác vẫn mất tích, hầu hết là phụ nữ và trẻ em", ông này nói với hãng tin Reuters qua điện thoại. "Người dân địa phương báo tin họ không thể giữ được con mình, và chúng bị cuốn đi. Rất nhiều người đang gào khóc".
Hardimansyah cho biết, ở làng Malakopa bên cạnh, ít nhất một người được xác nhận thiệt mạng và hai người khác mất tích. Có tới 80% nhà cửa trong khu vực bị ảnh hưởng. Các nguồn cung cấp lương thực hiện rất ít.
Cảnh sát địa phương đang nhanh chóng tìm kiếm những người mất tích. Họ đã thiết lập nhiều trạm khẩn cấp, sĩ quan Ronald thuộc đồn cảnh sát huyện Sikakap cho hay. "Chúng tôi biết trước là người dân sẽ cần thực phẩm và nơi trú ẩn. Mưa đang đổ xuống xối xả, gió lại rất lớn".
Mudjiarto, trưởng đơn vị phản ứng thảm họa thuộc Bộ Y tế Indonesia, cho biết, có hai thi thể được tìm thấy gần đảo Sipora và một số người vẫn đang mất tích. Theo Mudjiarto, ở đảo Nam Pagai, sóng ập sâu khoảng 600m vào trong các làng ven biển còn ở đảo Bắc Pagai, sóng vọt lên tận mái nhà dân.
Những gì vừa xảy ra khiến nhiều người liên tưởng tới thảm họa sóng thần năm 2004. (Ảnh NZ Herald)
Trong một thông báo, các nhà chức trách Australia cho biết một tàu du lịch chở khoảng 8-10 công dân nước này đã bị mất liên lạc kể từ khi động đất xảy ra.
Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương thông báo trong một email hôm 25/10 rằng động đất đã tạo ra một trận sóng thần lớn.
Vào tháng 12/2004, một trận sóng thần do động đất ở Ấn Độ Dương gây ra đã cướp mang sống của hơn 226.000 người nhiều quốc gia khác nhau. Đây là trận sóng thần hủy diệt nhất từng được ghi lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
