SpaceX khai hỏa nguyên mẫu tàu Starship

SpaceX thử nghiệm thành công nguyên mẫu mới nhất của tàu vũ trụ Starship bay tới sao Hỏa, mở đường cho kế hoạch bay thử quãng ngắn.

Động cơ Raptor của nguyên mẫu tàu Starship SN6 được kích hoạt trong thời gian ngắn trong thử nghiệm lửa tĩnh (static fire) hôm 23/8 ở cơ sở của SpaceX phía nam Texas, gần làng Boca Chica. Đây là thử nghiệm đốt động cơ trong khi phương tiện được giữ chặt trên mặt đất. SpaceX đang lên kế hoạch phóng SN6 lên độ cao 150m trong chuyến bay không người lái sớm nhất vào đầu tuần này.

SpaceX khai hỏa nguyên mẫu tàu Starship
SpaceX đang phát triển hệ thống tàu Starship để thuộc địa hóa sao Hỏa.

SN5, phiên bản tiền thân của SN6, đã thực hiện chuyến bay quãng ngắn tương tự hồi đầu tháng 8. Hiện nay, SN5 đang được tân trang lại để chuẩn bị cho nhiều chuyến bay khác, theo Elon Musk, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành SpaceX. Những thử nghiệm đó sẽ giúp mở đường cho con người bay đến sao Hỏa nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch.

SpaceX đang phát triển hệ thống tàu Starship để thuộc địa hóa sao Hỏa. Hệ thống vận chuyển cuối cùng sẽ bao gồm hai phương tiện là tàu vũ trụ dài 50 m mang tên Starship và tên lửa đẩy khổng lồ Super Heavy nhằm giúp tàu rời khỏi Trái Đất. Cả hai đều có thể tái sử dụng toàn bộ và trang bị động cơ Raptor với số lượng là 6 trên tàu Starship và 31 trên tên lửa Super Heavy.

SpaceX đang tiến tới chế tạo mẫu tàu Starship cuối cùng thông qua các nguyên mẫu SN. Trong đó, phiên bản SN8 đang được chế tạo sẽ lắp 3 động cơ Raptor và bay cao hơn SN5 và SN6, tới độ cao 20 km theo kế hoạch.

Musk và SpaceX cũng muốn bộ đôi Starship và Super Heavy cất cánh sớm. Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa đã đặt lịch bay quanh Mặt Trăng bằng tàu Starship vào năm 2023. Starship là ứng cử viên cho chương trình Artemis nhằm đưa phi hành gia NASA trở lại Mặt Trăng vào năm 2024.


Động cơ của nguyên mẫu SN6 hoạt động trong vòng vài giây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch lạ ở Nam Cực chứa... thứ định hình sự sống Trái đất

Thiên thạch lạ ở Nam Cực chứa... thứ định hình sự sống Trái đất

Nghiên cứu mới của NASA cho thấy một thiên thạch cổ xưa hơn Hệ Mặt Trời có thể giải đáp bí ẩn lâu đời về những khối xây dựng sự sống đầu tiên trên Trái Đất.

Đăng ngày: 25/08/2020
Sự sống “di cư” như thế nào trong vũ trụ?

Sự sống “di cư” như thế nào trong vũ trụ?

Hai trong số những câu hỏi lớn nhất mà nhân loại tự đặt ra là sự sống hình thành trên Trái đất như thế nào và liệu có sự sống ở nơi khác trong vũ trụ hay không?

Đăng ngày: 25/08/2020
Hơn 100 tỷ “hành tinh giả mạo” bí ẩn đang trôi qua Dải Ngân hà

Hơn 100 tỷ “hành tinh giả mạo” bí ẩn đang trôi qua Dải Ngân hà

Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng có thể có hơn 100 tỷ "hành tinh giả mạo" đang trôi qua Dải Ngân hà của chúng ta.

Đăng ngày: 25/08/2020
9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ

9 quốc gia gửi hạt giống vào không gian vũ trụ

Các nhà khoa học tham gia chương trình nghiên cứu nhằm theo dõi, quan sát xem trong môi trường không gian vũ trụ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ra sao?

Đăng ngày: 25/08/2020
Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất

Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất

Thiên thạch 2018VP1 sẽ tiếp cận Trái Đất vào cuối năm nay nhưng không nằm trong danh sách vật thể có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 24/08/2020
NASA chuẩn bị khai thác tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD

NASA chuẩn bị khai thác tiểu hành tinh trị giá 10.000 triệu tỷ USD

Các nhà khoa học NASA sắp tới sẽ thực hiện một sứ mệnh đặc biệt đó là khai thác một tiểu hành tinh có lõi vàng rắn, niken tinh khiết và sắt ước tính trị giá 10.000 triệu tỷ USD.

Đăng ngày: 24/08/2020

"Đá cầu vồng" rơi xuống Trái đất đầy vật liệu sự sống ngoài hành tinh

Các khối xây dựng sự sống ngoài hành tinh đáng kinh ngạc vừa được tìm thấy trong thiên thạch tuyệt đẹp rơi xuống giữa 2 ngôi làng ở Costa Rica vào tháng 4/2019.

Đăng ngày: 24/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News