Sử dụng ô không có hiệu quả chống nắng

Chúng ta vẫn tiếp xúc với một lượng lớn tia cực tím UV khi sử dụng ô trên bãi biển mà không bôi kem chống nắng.

Nếu bạn nghĩ rằng ngồi dưới ô trên bãi biển thì không cần phải bôi kem chống nắng, nhưng nghiên cứu mới đăng trên tạp chí JAMA Dermatology vào tháng 3/2017 cho thấy suy nghĩ này là không chính xác, theo Mother Nature Network.

Trong nghiên cứu, 81 tình nguyện viên đã trải qua hơn 3 giờ đồng hồ trên bãi biển ở tiểu bang Texas, Mỹ, vào buổi trưa. Họ ngồi dưới bóng râm của chiếc ô, hoặc bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) bằng 100.

Sử dụng ô không có hiệu quả chống nắng
Ô không có tác dụng che chắn tia UV có hại phản chiếu từ cát hoặc bọt biển. (Ảnh: iStock).

Kết quả cho thấy, chiếc ô gần như không có hiệu quả trong việc ngăn chặn tia cực tím UVB gây ra cháy nắng. Khoảng 78% những người ngồi dưới ô có dấu hiệu da phát triển cháy nắng. Trong khi đó con số này ở những người bôi kem chống nắng là 25%.

Các bác sĩ khuyên chúng ta nên mặc quần áo, đội mũ hoặc sử dụng ô có chỉ số bảo vệ tia cực tím (UPF) từ 50 trở lên. Sản phẩm có sợi vải dệt càng khít và sẫm màu thì chỉ số UPF càng cao.

"Nếu giả định ô sử dụng trong nghiên cứu có chỉ số UPF ít nhất là 50, thì mức độ bảo vệ của ô tương đương với kem chống nắng có SPF bằng 100. Tuy nhiên, sự khác biệt đến từ các tia UV phản xạ từ cát, nước ở góc thấp hơn tầm che chắn của ô vào những thời điểm khác nhau trong ngày", Russel Glaun, bác sĩ da liễu tại Đại học Florida, Mỹ, cho biết.

Theo Glaun, lượng tia UV thực tế mà bạn nhận được thông qua quá trình phản xạ là đáng ngạc nhiên. "Khoảng 25% tia UV bị phản xạ thông qua cát hoặc bọt biển. Do tiếp xúc gián tiếp với tia UV bằng cách phản chiếu, bạn có thể chịu tác động của 80% lượng bức xạ Mặt Trời khi đang đứng dưới ô", Glaun nói.

Glaun khuyến cáo mọi người nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để bảo vệ mình khỏi bức xạ có hại từ ánh sáng Mặt Trời như: ngồi trong bóng râm, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF thấp nhất là 30, sử dụng ô che nắng có chỉ số UPF bằng 50 hoặc cao hơn, tránh đi dưới trời nắng trong giờ cao điểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Da nam giới khác nữ giới chỗ nào mà lại phải dùng riêng mỹ phẩm?

Da nam giới khác nữ giới chỗ nào mà lại phải dùng riêng mỹ phẩm?

Nhiều người vẫn cho rằng, nam giới dùng chung mỹ phẩm với nữ giới cho tiết kiệm nhưng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ không còn muốn làm thế nữa.

Đăng ngày: 12/05/2017
Thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim lên 100%

Thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ đau tim lên 100%

Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định, bao gồm ibuprofen, có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim chỉ trong vòng 1 tháng nếu sử dụng với liều lượng cao.

Đăng ngày: 12/05/2017
Nhịn đường trắng tuyệt đối trong 2 - 4 tuần và kết quả thật bất ngờ

Nhịn đường trắng tuyệt đối trong 2 - 4 tuần và kết quả thật bất ngờ

Mặc dù phải vật vã với cơn thèm đường trắng nhưng những người này đã vượt qua và kể lại trải nghiệm thật của mình.

Đăng ngày: 12/05/2017
Hãy quên BMI, đã có cách chính xác hơn để đo chỉ số sức khỏe

Hãy quên BMI, đã có cách chính xác hơn để đo chỉ số sức khỏe

Một phép đo mới đã được các nhà khoa học phát hiện ra, và nó giải quyết được những nhược điểm của phép đo BMI cũ.

Đăng ngày: 12/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News