Sử dụng robot dể thăm dò các đại dương

Cuộc cách mạng hóa Robot trong tương lai, sẽ tạo điều kiện giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các đại dương. Khám phá ra những gì mà công tác thăm dò đại dương sẽ làm trong kỷ nguyên mới, những điều thật sự có ý nghĩa, đặc biệt khi chúng ta được nghe Giáo sư Tony Haymet, Giám đốc Viện Hải dương học Scripps, Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ, trình bày trong buổi trò chuyện tự do với công chúng về tương lai Xanh: Sử dụng Robot để thăm dò đại dương, những thông tin này được đăng tải trên tạp chí  Diễn đàn Khoa học Sydney, Úc, số ra ngày thứ tư 20 Tháng tư, năm 2011.

Sử dụng robot dể thăm dò các đại dương

Các đại dương thường bị lãng quên trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng chúng lại là hệ thống tản nhiệt của cả hành tinh và đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu. Khoảng 50% khí oxy chúng ta hít thở được tạo ra bởi các vi sinh vật sống trong các đại dương, do đó, sự hiểu biết các hoạt động của các đại dương và các sinh vật bên trong chúng là rất quan trọng.

Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu các đại dương gặp nhiều hạn chế bởi sự bao la tuyệt đối của chúng và con người không có đủ khả năng về sức khỏe lẫn trang bị để thâm nhập vào tận mọi ngóc ngách của các đại dương, nhưng điều này có thể thay đổi trong thập kỷ tới, khi mà các Robot thăm dò đại dương ra đời.

Giáo sư Tony Haymet sẽ giới thiệu những hiểu biết mới của mình trong việc điều khiển hoạt động Robot ở trên biển và trên không và giải thích làm thế nào nghiên cứu này sẽ dẫn đến một kỷ nguyên hoàn toàn mới, khi mà Robot được sử dụng để thám hiểm mọi ngóc ngách trên hành tinh xanh của chúng ta, cuối cùng là tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về các yếu tố ảnh hưởng đến trái đất như: không khí, khí hậu và sự đa dạng sinh học.

"Hiện nay các đại dương đang thay đổi nhanh hơn so với là tốc độ phát triển của khoa học, nhưng chính điều này đã tạo ra một kỷ nguyên mới của các Robot thám hiểm, là các phương tiện giúp thăm dò các đại dương rộng lớn - cũng như mọi ngóc ngách trên trời và dưới đất - với chi phí tương đối rẻ", giáo sư Haymet nói.

"Con người có khả năng kỹ thuật và sự khéo léo tuyệt vời, tuy nhiên, thực tế là phần lớn các đại dương của chúng ta vẫn chưa được khám phá, nhằm mục đích là nhấn mạnh sự khác biệt ở nơi mà chúng tôi đã lựa chọn để đầu tư năng lực của mình."

"Chẳng hạn, đôi khi tôi cảm thấy rằng: trong các cuộc thảo luận khoa học khi nói về biến đổi khí hậu từ năm 1965. Từ 'đại dương' hầu như không được đề cập trong các tài liệu của các cuộc đàm phán, hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu ở Liên hợp quốc,.. Và gần như là các chính sách và các phương tiện truyền thông quốc tế hầu hết tập trung vào các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển của chúng ta, đặc biệt là khí CO2. Người ta đã xem xét việc biến đổi khí hậu theo một mặt phiến diện, đó là "không khí", trong khi họ quên mất vai trò của các đại dương," theo giáo sư Haymet.
 
"Khí CO2 trong khí quyển được hòa tan vào các đại dương và lượng carbon trong các đại dương đã tăng hơn 30% trong 150 năm qua. Sự thay đổi một cách không tự nhiên về thành phần hóa học trong nước biển gây hại cho các sinh vật có vỏ canxi cacbonat, và tất cả mọi sinh vật sống nhờ vào nguồn thức ăn này."

Giáo sư Haymet sẽ vạch ra những gì mà Viện Hải dương học Scripps cần phải làm để bổ sung vào những khoảng trống kiến ​​thức về đại dương của chúng ta và trình bày cách thức mà họ sử dụng công nghệ Robot thám hiểm trong chương trình nghiên cứu của mình.

Viện Hải dương học Scripps đã có thâm niên 108 tuổi, và nay là một phần của Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ. Nó là một trong những Trung tâm nghiên cứu lâu đời nhất, lớn nhất, trong hầu hết các trung tâm nghiên cứu hải dương học vật lý, sinh học biển, khoa học khí quyển và trái đất.
 
Là người đồng sáng lập của tổ chức Cleantech San Diego, Hoa Kỳ - một tổ chức kinh doanh dành cho việc: tạo ra các công ty và tìm kiếm giải pháp cho biến đổi khí hậu - Giáo sư Haymet cũng sẽ liên lạc trên một số công việc của mình với tổ chức Cleantech San Diego trong việc sử dụng Robot để thăm dò  các đại dương.
 
Khoa Khoa học, Đại học Sydney, Úc rất vui mừng chào đón Giáo sư Haymet trở lại trong buổi trò chuyện với công chúng: ông có bằng cử nhân Khoa học (danh dự) và Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Sydney, Úc, và là thành viên cũ ở trường Hóa học với các chức danh như: giáo sư Hóa học và chủ nhiệm bộ môn lý thuyết Hóa học từ năm 1991 đến năm 1998.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News