Sự sống trên Trái Đất sẽ biến mất vì thiếu CO2

Các nhà khoa học dự đoán sự sống trên “Hành tinh Xanh” sẽ bị xóa sổ trong khoảng chưa đầy 1 tỉ năm nữa và lí do cho sự hủy diệt này là vì sự thiếu hụt lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.

Một bản nghiên cứu mới đã chỉ ra tất cả các loài động vật và cây xanh sẽ biến mất khỏi Trái Đất chỉ trong khoảng 1 tỉ năm nữa. Điều nghe có vẻ nghịch lý là nguyên nhân của sự “bốc hơi” này là kết quả của việc có quá ít khí CO2 trong bầu khí quyển, thay vì lượng quá nhiều của loại khí gây hiệu ứng nhà kính này hiện nay.

Trong buổi hội thảo Vũ trụ học quốc gia diễn ra tại trường đại học St Andrews, nhà sinh vật vũ trụ Jack O’Malley-James của trường đại học ở Scotland này cho biết trong tương lai, Mặt Trời sẽ già đi, trở nên nóng hơn khiến cho sự bay hơi ở Trái Đất diễn ra nhanh hơn. Kết quả của việc đó là lượng khí CO2 sẽ bị giảm xuống.


Trong tương lai, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển sẽ không đủ dùng cho cây xanh. (Ảnh: Internet)

Khi lượng CO2 giảm đến mức quá thấp, cây xanh sẽ không có đủ loại khí này để phục vụ cho quá trình quang hợp và chết đi. Vì cây xanh là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn nên khi cây xanh chết đi, các loài ăn cỏ sẽ chết theo kéo theo đó là các loài ăn thịt. Đến lúc đó, các loài vi khuẩn sẽ là những đại diện cuối cùng còn sống sót. Nhưng thậm chí với phần lớn các loài vi khuẩn, những ngày tồn tại “cô quạnh” của chúng cũng sẽ không kéo dài quá lâu.

Sau một tỉ năm nữa, các đại dương sẽ hoàn toàn cạn ráo nước. Jack nói: “Trái Đất trong tương lai xa đó sẽ là kẻ thù của sự sống. Tất cả các dạng sống đều cần có nước, vì vậy bất kì dạng sống nào có thể tồn tại được sẽ bị giới hạn ở những nơi có nước, có thể là ở những điểm cao mát hơn hoặc trong những hang bên dưới lòng đất”. Ngoài ra, các dạng sống lúc đó cũng sẽ phải đối phó với nhiệt độ cao vô cùng khắc nghiệt và mức độ bức xạ tia cực tím lớn.

Đây là các dự đoán được đưa ra dựa vào những mô phỏng của máy tính về việc những thay đổi về mặt dài hạn của Mặt Trời sẽ tác động thế nào lên Trái Đất.

Hiện các chuyên gia đang cố tìm giải pháp để hạn chế lượng khí CO2 nhằm ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nhưng trong tương lai xa, có lẽ họ sẽ phải tìm một giải pháp ngược lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News