"Sự thật bất ngờ" về khủng hoảng hạt nhân tại Nhật

Một tờ báo Anh vừa công bố "sự thật bất ngờ" về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, theo đó trận động đất hôm 11/3 là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng chứ không phải sóng thần.

Tờ The Independent cho rằng cơn địa chấn hôm 11/3 làm hỏng các hệ thống làm nguội lò phản ứng, dẫn tới tình trạng nóng chảy các thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Công nhân sơ tán ngay sau khi trận động đất xảy ra lúc 14h52 ngày 11/3. Trong lúc sơ tán một số người thấy các ống nước của hệ thống làm nguội lò phản ứng vỡ. Hơn 40 phút sau sóng thần mới ập tới nhà máy.


Một chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thị sát nhà máy Fukushima I hôm 11/5. (Ảnh: AP)

Các kỹ sư làm việc trong nhà máy cũng nói rằng có thể hệ thống làm nguội đã tê liệt ngay sau cơn địa chấn. “Hệ thống làm nguội hứng chịu tác động lớn của trận động đất nên sự tê liệt của nó là điều không thể tránh khỏi”, Mitsuhiko Tanaka, cựu kỹ sư thiết kế nhà máy điện hạt nhân, nhận xét.

Tanaka đã tiếp cận những tài liệu mà TEPCO công bố. Ông nói rằng, theo nội dung trong tài liệu, hệ thống dẫn nước khẩn cấp đã tự động kích hoạt ngay sau động đất. “Sự việc đó chỉ xảy ra khi hệ thống làm nguội ngừng hoạt động”, Tanaka nói.

Tương tự, trong khoảng thời gian từ 3h04 và 3h11 hôm 11/3, những vòi phun nước trong bể chứa thanh niên liệu của lò phản ứng số 1 đã kích hoạt. Tanaka nói hiện tượng đó chỉ xảy ra khi mọi hệ thống làm nguội đều ngừng hoạt động. “Vì thế, khi sóng thần tràn vào lúc 15h37, các thanh nhiên liệu hạt nhân đã sắp tan chảy”, Tanaka nói.

Tác giả bài báo cũng nói 9 ngày trước khi thảm họa xảy ra, các chuyên gia của Cơ quan An toàn Công nghiệp và Nguyên tử Nhật Bản (NISA) đã thăm nhà máy Fukushima I. Họ kết luận TEPCO đã không kiểm tra những máy móc quan trọng của nhà máy, bao gồm các bơm quay vòng. Bơm quay vòng là những thiết bị quan trọng trong hệ thống làm nguội lò phản ứng.

Tuy nhiên, NISA phản đối nhận định của báo The Independent. “Nhận định đó không chính xác. Trước khi sóng thần tràn tới, hệ thống làm nguội được cấp điện bởi các máy phát điện dự phòng sử dụng dầu diesel”, người phát ngôn của NISA tuyên bố. Ông nói thêm rằng những máy phát điện dự phòng được khởi động ngay sau khi động đất xảy ra để bù đắp lượng điện thiếu bởi trận động đất.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) – chủ sở hữu nhà máy Fukushima I – từng tuyên bố hệ thống làm nguội lò phản ứng không chịu thiệt hại bởi trận động đất hôm 11/3. Nhưng trận sóng thần sau đó làm hỏng các máy phát điện dự phòng khiến hệ thống làm nguội tê liệt. Nếu trận động đất là thủ phạm gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, dư luận sẽ đặt câu hỏi về khả năng chống chịu động đất của các nhà máy điện hạt nhân khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News