Sự thật bất ngờ về nhà vệ sinh công cộng

Buồng toilet gần cửa nhà vệ sinh chung là sạch nhất bởi lẽ mọi người luôn tránh đụng đến nó. Bồn cầu không bẩn như ta vẫn nghĩ vì đa số kê giấy lên rồi mới ngồi...

Hầu hết mọi người đều ngại khi sử dụng nhà vệ sinh chung. Các nhà điều tra Mỹ đã lấy mẫu bệnh phẩm từ các nhà vệ sinh công cộng gửi đến phòng thí nghiệm. Kết quả khá bất ngờ so với những gì chúng ta nghĩ.

Sự thật bất ngờ về nhà vệ sinh công cộng
Buồng toilet gần cửa ra vào nhất trong nhà vệ sinh chung hóa ra lại sạch nhất vì đa số mọi người sợ nó bẩn. (Ảnh: monkeytreeholidaypark)

Buồng toilet gần cửa nhà vệ sinh là sạch nhất bởi lẽ hầu hết mọi người luôn tránh đụng đến nó. Đáng ngạc nhiên hơn, bồn cầu thực sự sạch ở hầu hết các nhà vệ sinh công cộng. Điều này có thể vì con người có xu hướng đặt khăn giấy lên bồn trước khi ngồi hoặc lau khi rời đi.

Các phân tích chỉ ra trục cuộn đặt giấy vệ sinh lại là nơi chứa vi khuẩn nhiều gấp 150 lần so với bồn cầu. Điều này được giải thích là do một số người có phân trên tay làm dính lên cuộn giấy vệ sinh.

Sự thật bất ngờ về nhà vệ sinh công cộng
Trục lắp giấy vệ sinh chứa vi khuẩn gấp 150 lần bồn cầu, vì nhiều người dùng tay bẩn chạm vào nó. (Ảnh: health)

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy acinetobacter và enterobacter trên trục cuộn đặt giấy vệ sinh. Hai vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng tiểu cầu, viêm phổi và nhiễm trùng tử cung.

Các bác sĩ khuyên người dân không cần sợ khi buộc phải sử dụng nhà vệ sinh chung. Có một số cách để hạn chế vi khuẩn như:

- Nên sử dụng khăn giấy để chạm vào nút nước xả bồn cầu.

- Rửa tay với xà phòng đúng cách sau khi đi vệ sinh và cũng nên dùng giấy tắt vòi nước chứ không chạm tay trực tiếp.

- Các chuyên gia khuyên nên mở cửa nhà vệ sinh bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay để tránh vi khuẩn lây ra bàn tay.

- Sau khi rửa tay xong phải đảm bảo lau tay thật khô.

Video: Sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn

Các nghiên cứu chỉ ra, trên mỗi cm2 bàn tay có khoảng 1.000 loại vi khuẩn cư trú. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn phát triển nhanh chóng và có thể tăng gấp đôi cứ sau 20 phút. Do đó rửa tay thường xuyên sẽ giảm được 30 đến 50% bệnh tật. Hơn thế, bàn tay ẩm dễ lây lan vi khuẩn gấp 1.000 lần so với tay khô.

Vi khuẩn sống sót trên tay lên đến 3 giờ. Nhiều loại phát triển mạnh ở 37 độ C bằng nhiệt độ cơ thể con người.

Bàn tay một nhân viên văn phòng điển hình tiếp xúc 10 triệu vi khuẩn mỗi ngày. Hơn thế các tuýp kem bôi tay, mặt đặt trong túi xách có vi khuẩn bề mặt nhiều hơn trên bồn cầu. Ngay cả tay cầm túi xách cũng nhiều vi khuẩn hơn một bồn cầu thông thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News