Sự thật đằng sao đám khói trắng đang lơ lửng trên bề mặt sao Hỏa

Trông như khói từ một ngọn núi lửa, nhưng khổ nỗi núi lửa của sao Hỏa đã nguội lạnh từ rất lâu rồi. Vậy đám mây ấy là gì?

Các hình ảnh mới đây do vệ tinh Mars Express từ sao Hỏa gửi về đã cho thấy một hiện tượng rất lạ. Ở khu vực gần đường xích đạo của hành tinh Đỏ, ngay phía trên dãy núi lửa là một dải mây màu trắng đục đang lơ lửng hết sức kỳ lạ.

Thoạt nhìn, nó giống như đám khói tạo ra do các hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ núi lửa trên sao Hỏa đã nguội lạnh từ rất lâu rồi. Vậy đám khói trắng này là gì?


Hình ảnh được chụp vào ngày 13/9.

Được biết, hình ảnh này được chụp từ ngày 13/9, tại khu vực núi lửa Arsia Mons. Đám khói trải dài tới 1.500km, lơ lửng đủ lâu và di chuyển cùng thời tiết sao Hỏa để vệ tinh của Trái đất có thể nhận ra nó.

Nguồn gốc của đám khói hiện vẫn chưa được làm rõ. Theo các chuyên gia của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), dù nhìn đám khói rất giống khói núi lửa nhưng rất tiếc là không phải. Sao Hỏa đã không có bất kỳ ngọn núi lửa nào hoạt động trong hàng triệu năm qua, và khả năng Arsia Mons đột nhiên thức giấc là bằng 0.


Hình ảnh do ESA cung cấp mới đây, được chụp vào ngày 23/9.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Arsia Mons không phải chịu trách nhiệm. ESA cho biết, hiện tượng này được các nhà khí tượng học gọi là "mây đỉnh núi" (orographic cloud).

Trên Trái đất, hiện tượng này thường xuất hiện ở sườn đón gió của các ngọn núi, được hình thành do không khí dày phía dưới núi leo dốc và phình ra ở bên trên, gặp nhiệt độ đủ thấp để hơi ẩm ngưng tụ, tạo thành mây.

Còn trên sao Hỏa, khoa học đã chứng minh được hành tinh này có tồn tại nước dạng lỏng, và trong không khí cũng có một phần hơi nước. Bởi vậy, các đám mây tại Arsia Mons thực chất là vẫn thường xuyên xuất hiện ở phần lớn thời gian trong năm, đặc biệt là vào các tháng trước khi mùa đông tại Bắc Bán Cầu xảy ra.

Tuy nhiên cứ cách vài năm (tính theo thời gian từ Trái đất), sao Hỏa lại đạt đủ điều kiện để đám mây này trở nên cực kỳ nổi bật. Trên thực tế, vệ tinh Mars Express đã từng "bắt" được những hình ảnh tương tự vào năm 2009, 2012 và 2015. Với chu kỳ 3 năm/lần, việc đám mây này xuất hiện vào năm 2018 cũng không có gì lạ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất