Dấu vết nước lỏng chảy trên sao Hỏa có thể không chính xác

Các nhà khoa học kết luận những đường rãnh sẫm màu trên sao Hỏa chỉ là cát chảy hoặc bụi thay vì dòng nước như nhận định trước đây.

Nhóm nghiên cứu tại Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) xác định những đường rãnh sẫm màu trên sao Hỏa chỉ đơn thuần là dấu hiệu của cát chảy hoặc bụi trong bài báo công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 20/11.

Dấu vết nước lỏng chảy trên sao Hỏa có thể không chính xác
Các đường rãnh sẫm màu trên sườn núi không phải là kết quả của dòng nước chảy trên hành tinh đỏ. (Ảnh: NASA).

Trước đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo họ có "bằng chứng rõ nhất" cho thấy nước lỏng chảy trên bề mặt sao Hỏa vào năm 2015. Đó là những đường rãnh sẫm màu chứa muối kết hợp với nước lỏng, xuất hiện theo mùa trên hành tinh đỏ, theo Science Alert.

"Hiểu biết mới này hỗ trợ các bằng chứng khác cho thấy khí hậu sao Hỏa ngày nay rất khô", Colin Dundas, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Dundas và cộng sự kiểm tra hình ảnh của hàng chục đường rãnh sẫm màu tại nhiều địa điểm khác nhau. Họ phát hiện chúng chỉ tồn tại ở những sườn núi rất dốc và mang đặc điểm không giống nước chảy. Ngoài ra, tất cả các rãnh dường như kết thúc khi góc nghiêng của chúng trùng với góc nghỉ động lực học - góc nghiêng lớn nhất tại đó vật chất có thể chất đống mà không bị đổ sụp xuống.

Nếu bạn từng cố gắng xây lâu đài cát, có lẽ bạn biết đến khái niệm này. Đó là lý do tại sao cát khô với góc nghỉ nông có xu hướng trượt khỏi hình dạng ban đầu. Nhưng cát ướt với góc nghỉ dốc hơn có thể xây thành những ngọn tháp nhỏ.

Alfred McEwen, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết các rãnh không được tạo ra bởi nước. Chúng giống những hạt cát khô trượt xuống hai bên của một lâu đài cát đang sụp đổ. Rãnh thường xuất hiện trong mùa nóng và chứa các phân tử perchlorate.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về thiên thạch

Sự thật về thiên thạch

Thiên thạch, đá trời nói chung là một danh từ tổng quát đặt tên cho các vật thể từ không gian va chạm vào bề mặt Trái đất.

Đăng ngày: 22/11/2017
Bụi vũ trụ có thể hất văng sinh vật sống trên khí quyển

Bụi vũ trụ có thể hất văng sinh vật sống trên khí quyển

Những hạt bụi vũ trụ lao qua Trái Đất mỗi ngày có thể đẩy sinh vật sống trên khí quyển văng vào không gian.

Đăng ngày: 22/11/2017
Hệ thống giải cứu phi hành gia nếu tên lửa đẩy phát nổ

Hệ thống giải cứu phi hành gia nếu tên lửa đẩy phát nổ

NASA sử dụng hệ thống hủy phóng LAS để cứu phi hành gia nếu tên lửa chở tàu Orion phát nổ.

Đăng ngày: 22/11/2017
Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Các nhà khoa học xác nhận rằng vật thể bí ẩn bay ngang qua Mặt Trời hồi tháng trước đến từ một Hệ Mặt Trời khác trong vũ trụ.

Đăng ngày: 21/11/2017
Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Theo NASA, công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian có thể cung cấp năng lượng cho những cư dân sao Hỏa, biến đổi các nguồn tài nguyên trên hành tinh đỏ thành nước, oxy và nhiên liệu.

Đăng ngày: 20/11/2017
Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát ALMA ở Chile để nghiên cứu ngôi sao được phát hiện vào năm ngoái này.

Đăng ngày: 20/11/2017
Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Nhiếp ảnh gia Miguel Claro ghi lại hình ảnh những vết đen Mặt Trời trong buổi chiều tối gần lâu đài Noudar, Barranco, Bồ Đào Nha, Space hôm 15/11 đưa tin.

Đăng ngày: 20/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News