Sự thật đáng sợ về bàn tay ma khổng lồ lõm vào băng Greenland

Các nhà khoa học đã bị sốc khi một vết lõm hình bàn tay đeo găng xuất hiện đột ngột trong dữ liệu vệ tinh chụp vùng không người của Greenland.

Theo Live Science, hình thù trên băng giống như có một người khổng lồ đeo găng dày vừa ấn lõm xuống mặt băng Greenland, tạo ra một hố sâu hình găng tay dài 3km, rộng 2km và sâu tới 70 m.

Nó xuất hiện hết sức đột ngột và đến tận bây giờ các nhà khoa học NASA mới có thể kết luận sơ bộ về nguồn gốc của nó.

Sự thật đáng sợ về bàn tay ma khổng lồ lõm vào băng Greenland
Bàn tay ma xuất hiện đột ngột trên vùng băng giá Greenland - (Ảnh: NASA).

Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, cấu trúc này đã âm thầm xuất hiện vào một thời điểm nào đó giữa ngày giữa ngày 16-8 và ngày 6-9-2011, khi vùng đất mà nó hiện diện bị mây che phủ.

Cuộc theo dõi kéo dài nhiều năm nhằm tìm ra bí ẩn bàn tay ma đã được NASA tiến hành. Họ kết luận rằng vết lõm xuất hiện khi một hồ nước ngầm nhanh chóng cạn nước, để lại một hang động ngầm sụp đổ nhanh chóng ngay bên dưới vị trí có bàn tay ma quái.

Vào thời điểm đỉnh điểm của sự kiện cạn nước này, các nhà khoa học ước tính rằng 215 m3 nước thoát ra khỏi hồ mỗi giây.

Dữ liệu của năm 2022 cho thấy hồ này đang dần đầy lại và đến nay vẫn tiếp tục phục hồi, xen lẫn với những sự kiện thất thoát nước nhỏ hơn.

Các nhà nghiên cứu ban đầu tin rằng phần lớn lượng nước chảy trở lại hồ là từ nước tan chảy trên bề mặt chảy xuống dưới lòng đất.

Tuy nhiên, các tính toán mới nhất cho thấy nước tan chảy chỉ có thể chiếm 65% lượng nước trong hồ, nghĩa là một số nguồn nước khác chưa xác định cũng đang chảy vào hồ.

Người ta vẫn chưa rõ tại sao hồ ngầm lại cạn nước nhanh như vậy vào năm 2011, nhưng tin rằng biến đổi khí hậu đóng một vai trò nhất định.

Trong bài phỏng vấn mới đây với Live Science, bà Kelly Brunt một nhà nghiên cứu về băng hà tại Phòng thí nghiệm khoa học băng quyển của NASA, cho biết có lẽ là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về hiện tượng thoát nước nhanh của một hồ dưới băng ở Greenland.

Một số hồ ngầm ở Nam Cực cũng đã trải qua tình trạng thất thoát tương tự trong những năm gần đây và các nhà khoa học lo ngại rằng lượng nước thoát ra có thể đẩy nhanh quá trình mất băng ở một số khu vực.

Vì vậy, sự xuất hiện của bàn tay ma hay bất cứ cấu trúc lõm nào trong trương lai ở các vùng băng giá sẽ là "điềm báo" xấu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu siêu lục địa Pangea vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay?

Sẽ ra sao nếu siêu lục địa Pangea vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay?

Siêu lục địa Pangea là một lục địa khổng lồ từng bao phủ gần như toàn bộ bề mặt Trái đất, tồn tại cách đây khoảng 300 triệu năm.

Đăng ngày: 19/09/2024
Làm thế nào mà người xưa có thể tự làm sạch trước khi xà phòng được phát minh?

Làm thế nào mà người xưa có thể tự làm sạch trước khi xà phòng được phát minh?

Xà phòng, với công thức đơn giản nhưng công dụng to lớn, đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vệ sinh cá nhân qua hàng ngàn năm lịch sử loài người.

Đăng ngày: 19/09/2024
Tòa nhà đầu tiên trên thế giới hoạt động nhờ hydro

Tòa nhà đầu tiên trên thế giới hoạt động nhờ hydro

Tháp quốc tế Forbes cao 240m sẽ sử dụng nguồn điện từ hydro và pin quang điện, do đó không phụ thuộc vào lưới điện.

Đăng ngày: 19/09/2024
Liệu có thể tấn công vào đúng mắt bão để ngăn chặn hoặc phá hủy cơn bão được không?

Liệu có thể tấn công vào đúng mắt bão để ngăn chặn hoặc phá hủy cơn bão được không?

Bão có thể tàn phá trên diện rộng, gây thiệt hại rất lớn về người và của ở nhiều quốc gia.

Đăng ngày: 19/09/2024
Máy nhắn tin

Máy nhắn tin "cổ lỗ sĩ" sao vẫn được dùng ngày nay?

Tín hiệu của máy nhắn tin có thể xuyên qua thép và kim loại, trong khi tín hiệu của điện thoại thông minh có thể bị chặn.

Đăng ngày: 19/09/2024
Cuối cùng thì các nhà khoa học đã có thể giải mã cơ chế lão hóa của pin lithium-ion

Cuối cùng thì các nhà khoa học đã có thể giải mã cơ chế lão hóa của pin lithium-ion

Pin lithium-ion là một trong những công nghệ lưu trữ năng lượng phổ biến nhất hiện nay, nhưng theo thời gian, khả năng lưu trữ năng lượng của những khối pin này sẽ giảm dần

Đăng ngày: 18/09/2024
Các nhà khoa học của Đức đã bẻ khóa thành công

Các nhà khoa học của Đức đã bẻ khóa thành công "Internet lượng tử"

Các nhà khoa học Đức vừa thực hiện một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin lượng tử khi lần đầu tiên triển khai thành công thí nghiệm phân phối khóa lượng tử (QKD).

Đăng ngày: 18/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News