Sự thật kinh hoàng về bàn chải đánh răng bẩn

Theo Medicinet, bàn chải đánh răng là nơi ẩn chứa của hơn 100 triệu loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả E.coli và Staphylococci, các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester Anh cho biết.

Trường ĐH Alabama tại Birmingham cũng chỉ ra rằng, những vi khuẩn có trong phân cũng được tìm thấy trong bàn chải đánh răng. Nghe thật rùng mình, nhưng không cần thiết phải hoảng sợ bởi trong khoang miệng của mỗi người cũng chứa đầy những vi khuẩn. Theo các nhà khoa học, có đến hàng trăm loại vi khuẩn tồn tại trong miệng chúng ta mỗi ngày, kể cả các mảng bám - thứ mà chúng ta cố gắng loại bỏ bằng cách chải răng, cũng được coi là một loại vi khuẩn.

Thế nhưng, chớ lo lắng trừ phi vi khuẩn trong khoang miệng bị mất cân bằng. Vì thế, để không rước bệnh vào thân, cần nằm lòng các quy tắc sau:

Đừng đánh răng ở gần bồn cầu

Sự thật kinh hoàng về bàn chải đánh răng bẩn
Bàn chải đánh răng nên thay mới 3-4 tháng/lần. (ẢNH: SHUTTERSTOCK).

Trong nhà tắm, bồn cầu thường được bố trí rất gần với bồn rửa mặt. Mỗi lần giật nước (sau khi đi vệ sinh xong), vi khuẩn sẽ được giải phóng và bay vào không khí. Và chẳng ai muốn lượng vi khuẩn này dính vào bàn chải. Do đó, tốt nhất nên để bàn chải đánh răng càng xa bồn cầu càng tốt, nếu được, có thể cất trong tủ đựng thuốc. Và nên nhớ, luôn đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Luôn vệ sinh ống đựng bàn chải

Ống đựng bàn chải cũng có thể làm vi khuẩn lây lan tương tự như việc giật nước trong bồn cầu. Một nghiên cứu của Tổ chức Vệ sinh quốc gia tại Anh cho biết ống đựng bàn chải là món đồ gia dụng có số lượng vi khuẩn nhiều thứ 3 (sau mút rửa chén và bồn rửa trong nhà bếp). Vì thế, hãy nhớ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ ống đựng bàn chải để loại bỏ vi khuẩn.

Thường xuyên thay bàn chải đánh răng

Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần, hoặc thường xuyên hơn, đặc biệt nếu thấy lông bàn chải bị cùn hoặc bạn bị ốm hay hệ miễn dịch bị suy giảm. Với các loại bàn chải đánh răng tự động, cũng cần thay thường xuyên như với bàn chải thông thường. Riêng bàn chải đánh răng trẻ em cần được thay thường xuyên hơn bàn chải đánh răng của người lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Chế thành công thuốc chống lão hóa: Con người sẽ trường sinh bất lão?

Chế thành công thuốc chống lão hóa: Con người sẽ trường sinh bất lão?

Các nhà sinh vật học người Nga ở Đại học Quốc gia Moskva đã thử nghiệm thành công loại thuốc có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa của các tế bào.

Đăng ngày: 20/02/2017
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì?

Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì?

Người bị cholesterol cao không nên ăn óc, bầu dục lợn, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà vì chứa nhiều cholesterol.

Đăng ngày: 20/02/2017
Dấu hiệu nhận biết nguy cơ ung thư tụy

Dấu hiệu nhận biết nguy cơ ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy thường gây ra rất ít triệu chứng cho đến khi nó phát triển lan rộng và di căn. Nó được xếp vào top bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Đăng ngày: 20/02/2017
Tìm ra phương pháp xét nghiệm HIV mới cho kết quả nhanh nhất

Tìm ra phương pháp xét nghiệm HIV mới cho kết quả nhanh nhất

Phương pháp xét nghiệm mới này được tiến hành thông qua một thiết bị cảm biến do các nhà khoa học CSIC phát triển. Thiết bị công nghệ này có khả năng phát hiện kháng nguyên p24, một protein có trong HIV, trong máu người.

Đăng ngày: 20/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News