Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa
Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những nền văn minh cổ xưa thực hiện hiến tế con người vô cùng rùng rợn. Tuy nhiên, vào thời đó, người ta quan niệm hiến tế người là điều bình thường và phổ biến trong cuộc sống.
Thời xưa, người ta quan niệm hiến tế người là điều bình thường và phổ biến trong cuộc sống.
Người xưa thực hiện các buổi hiến tế con người nhằm xoa dịu các vị thần linh hay cầu xin sự che chở, ban ân huệ của các vị thần. Việc hiến tế đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành cộng đồng ổn định và hệ thống cấp bậc trong xã hội.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu 93 nền văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Âu cho thấy tập tục hiến tế con người giúp thiết lập và định hình sự phân chia giai cấp trong xã hội. Theo đó, nạn nhân trong những buổi hiến tế thường là người có địa vị xã hội thấp nhất như tầng lớp nô lệ trong khi người chỉ đạo thực hiện các buổi tế lễ đó là những người quyền cao chức trọng, có địa vị xã hội cao như thầy tế hay thủ lĩnh cộng đồng.
Trong số những nền văn minh cổ xưa thực hành tập tục hiến tế người có cộng đồng người Etruscan. Các chuyên gia đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy người Etruscan hiến tế cả người lớn, trẻ em lẫn trẻ sơ sinh. Những người bị đem hiến tế dâng lên thần linh chủ yếu là người nước ngoài, người mắc bệnh tật hay có địa vị thấp trong xã hội.
Người Aztec có nghi lễ hiến tế dã man, rùng rợn nhất lịch sử.
Người Aztec được cho là một trong những nền văn minh thực hiện nghi lễ hiến tế hãi hùng nhất lịch sử. Theo đó, buổi lễ hiến tế sẽ được thực hiện với người đem đi tế thần gồm: 1 người tình nguyện và 1 tù binh chiến tranh bị người Aztec bắt được. Trong buổi hiến tế, người đem đi tế thần sẽ bước lên đỉnh đền thờ. Khi đến bậc thang cuối cùng, thầy tế sẽ dùng dao rạch từ cổ xuống bụng, moi tim vật tế và dâng lên các vị thần. Sau cùng, thi thể bị chặt thành nhiều mảnh và ném xuống dưới hầm của đền thờ.

Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được bắt nguồn từ đâu? Ngày này có ý nghĩa lịch sử đặc biệt như thế nào? Và tại sao lại được chọn ngày 20/3 hàng năm là ngày quốc tế hạnh phúc. Cùng tìm hiểu nhé.

Vua hủi Jerusalem - vị anh hùng gây khiếp sợ trong lịch sử
Mặc dù bị mù, liệt cả tay chân nhưng "Vua Hủi" Baldwin IV, vị vua của Vương quốc Jerusalem vẫn kiên cường xuất hiện nơi chiến trường. Ông là nỗi khiếp sợ của người Hồi giáo trong thế kỷ XII.

Quá trình hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái đất
Trái Đất - hành tinh của chúng ta, khác với những gì mà ta vẫn thấy ngày nay, nó đã bắt đầu cuộc đời của mình từ một khối cầu khủng khiếp mà ngay cả những cảnh tượng ghê gớm nhất trong phim ảnh cũng chẳng thể sánh bằng.

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gì và diễn ra vào ngày nào?
Thanksgiving hay Thanksgiving Day trong tiếng Anh dịch tiếng Việt có nghĩa là ngày lễ Tạ Ơn. Đây là một ngày lễ quốc gia diễn ra chủ yếu ở Mỹ và Canada.

Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh.

Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng
Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm.
