Sự thật phía sau câu chuyện "Chú chim cánh cụt vượt 8.000km mỗi năm để về thăm ân nhân"

Một trong những người đã tham gia quay lại đoạn video về chú chim cánh cụt Dindim vượt hàng nghìn cây số về thăm ân nhân mỗi năm đã lên tiếng về câu chuyện này.

Những ngày qua, cả thế giới được đắm chìm trong câu chuyện cổ tích ngoài đời thực "Chú chim cánh cụt vượt 8.000km mỗi năm để về thăm ân nhân".

Câu chuyện được kể lại rằng bốn năm trước, Joao Pereira de Souza, ngư dân 71 tuổi người Brazil, đã tìm thấy con chim cánh cụt Magellan Nam Mỹ bị dầu bao phủ toàn thân và sắp chết đói trên một bãi biển thuộc hòn đảo ngoài khơi Rio de Janeiro, Brazil.

Sau khi được ông Pereira de Souza cứu sống, hàng năm con chim cánh cụt này đã đều đặn bơi 5.000-8.000km từ khu vực sinh sống ở bờ biển Argentina và Chile để sống nhiều tháng liền trong ngôi nhà trên đảo của lão ngư dân về hưu.

Qua thời gian, càng lúc chú chim càng trở nên thân thiết và coi ông lão đánh cá như 1 thành viên thân thiết trong gia đình mình.


Ông Joao Pereira de Souza cùng chú chim cánh cụt Dindim.

Sau khi đọc xong câu chuyện kinh điển này, hàng triệu người dân trên toàn thế giới đã không khỏi xúc động và đặt tên cho câu chuyện là "Ông lão đánh cá và con chim cánh cụt".

Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện cổ tích ấy có những chi tiết không hoàn toàn đúng. Trên trang Facebook của mình, nhà sinh vật học Joao Paulo Krajewski, người đã thực hiện đoạn video về ông Joao Pereira de Souza và chú chim cánh cụt, đã đăng tải đoạn status với tiêu đề "Câu chuyện thật về Dindim, chú chim cánh cụt đến từ Ilha Grande, Brazil vượt hàng nghìn cây số để về thăm ân nhân mỗi năm".

Krajewski cho biết ông đã từng chia sẻ câu chuyện về Dindim cho Globo TV, một mạng lưới truyền thông tại Brazil. Rất nhanh chóng, sau khi được Globo TV đăng tải, câu chuyện đã được lan truyền chóng mặt trên khắp thế giới. "Tôi rất vui khi câu chuyện được lan truyền khắp thế giới tuy nhiên tôi cũng lo lắng trước những thông tin không hoàn toàn chính xác khi một số bài báo đã trích dẫn sai lời nói của tôi", ông Krajewski chia sẻ.

"Dindim là chú chim cánh cụt được ông João Pereira de Souza, đến từ vùng biển Provetá, Ilha Grande, Rio de Janeiro cứu sống vào tháng 5/2011. Khi đó, nó bị bao phủ trong dầu và gần như không thể cử động nổi. Ông Joao sau đó đã tắm rửa và nuôi chú chim cánh cụt này cho đến khi, theo đánh giá của ông Joao, là Dindim đã đủ khỏe mạnh để đi ra biển.

Joao đã đưa chú chim cánh cụt này lên một chiếc thuyền, và đi đến một hòn đảo gần đó để thả chú chim đi. Cũng trong ngày hôm đó, Dindim đã quay lại sân sau của nhà ông Joao tại bãi biển Provetá và ở lại đó cho đến tháng 2 năm sau rồi mới đi ra biển. Tháng 6 tiếp theo, Dindim lại quay trở về nhà của ông Joao và kêu rối rít khi nhìn thấy ông", ông Krajewski kể lại câu chuyện xúc động.

Trên thực tế, câu chuyện vẫn luôn tốt đẹp đúng như bản chất của nó. Tuy nhiên, thông tin chú chim này vượt 8.000km để về thăm ân nhân mỗi năm được các báo đăng tải không hoàn toàn chính xác.

Nhà sinh vật học Krajewski giải thích: "Dindim đã ở Ilha Grande vào thời điểm những con chim cánh cụt Magellanic khác đang giao phối ở Patagonia và một số hòn đảo khác ở phía Nam. Bởi vậy, khó có khả năng Dindim giao phối ở nơi nào khác như một số báo đã đưa tin. Khi những con chim cánh cụt này hoàn thành việc giao phối và thay lông, chúng sẽ di cư và dành nhiều tháng để kiếm ăn trên biển. Ngoài ra, từ những bức ảnh chụp khi Dindim được cứu, các nhà sinh vật học nhận định nó đã 6 tuổi và đây chính là độ tuổi trưởng thành".

Chính từ những suy luận này mà ông Krajewski cho biết việc chú chim cánh cụt quay lại thăm ân nhân mỗi năm là có thật, nhưng việc nó bơi 8.000 km thì gần như không thể xảy ra. Có lẽ nó chỉ di chuyển đâu đó quanh vùng đảo Ilha Grande nơi ông Joao cư ngụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News