Sự thật sốc khi khám nghiệm hài cốt "con người đầu tiên trên Trái đất"
Lật lại hồ sơ khảo cổ, nhóm khoa học gia đã chứng minh Toumaï, hài cốt 7,2 triệu tuổi được tôn sùng và coi là ông tổ của nhân loại suốt 19 năm qua, hóa ra... không phải một con người.
Toumaï là hài cốt được phân loại là Sahelanthropus tchadensis, loài linh trưởng được một nghiên cứu quốc tế lớn năm 2001 kết luận là những sinh vật đầu tiên khai sinh ra tông Người (Hominin). Với đại tận 7,2 triệu năm, từ lúc đó Toumaï đã được giới khảo cổ trân trọng như vị tổ tiên sơ khai nhất của nhân loại, đã tiến hóa thành công và tách khỏi tổ tiên chung giữa con người và vượn cổ đại.
Hộp sọ của "ông tổ" Toumaï, "người" vừa được phát hiện là... một con vượn cái sau 19 năm lầm lẫn - (Ảnh: Didier Descouens).
Thế nhưng nghiên cứu mới đã lật lại vấn đề khi phân tích một phần xương đùi trái của "ông tổ" Toumaï. Theo tiến sĩ Roberto Macchiarelli từ Đại học Poitiers và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia (Pháp), phần xương đùi cho thấy Toumaï không hề đi thẳng đứng như nhóm nghiên cứu năm 2001 đã lập luận. Khi được đem so sánh với một sinh vật đi bằng 4 chân, thậm chí nó giống hệt.
Những chiếc răng của Toumaï khi được xem xét lại bằng các phương tiện hiện đại cũng cho thấy hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy nó là sinh vật thuộc tông Người, bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Human Evolution tiết lộ.
Tờ Live Science dẫn lại kết luận rõ ràng và "ngã ngửa" của nghiên cứu: Toumaï không hề là vị tổ tiên của con người chúng ta mà là một... con vượn cái cỡ nhỏ. Do là đại diện duy nhất của loài Sahelanthropus tchadensis, nên có thể khẳng định loài này không phải tổ tiên loài người, mà là tổ tiên loài... vượn.
Với kết quả này, chức danh tổ tiên lâu đời nhất của loài người tiếp tục được trao trả cho Lucy - "bà tổ" 3,2 triệu tuổi, là một vượn người phương Nam (Autralopithecus afarensis) được tìm thấy ở Đông Phi năm 1974.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
