Sự thật từ bầu không khí chúng ta vẫn hít thở hàng ngày
Các số liệu vài ngày gần đây cho thấy Hà Nội đang ô nhiễm nặng hơn cả Bắc Kinh.
Ô nhiễm không khí có thể nói là một vấn nạn của hầu như tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Trong đó, dường như thành phố Bắc Kinh chính là nhân vật nổi cộm về vấn đề này, khi chính phủ Trung Quốc liên tục đưa ra báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm vượt ngưỡng nguy hiểm tại thành phố này.
Nhưng mới đây, một trang web chuyên cung cấp số liệu ô nhiễm không khí tại các thành phố đã đánh giá Hà Nội - thủ đô của chúng ta - có mức ô nhiễm không khí vượt qua cả Bắc Kinh.
Ô nhiễm không khí dày đặc tại Bắc Kinh.
Cụ thể, website Aqicn.org đưa ra chỉ số PM2.5 (hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5micromet) của Hà Nội trong 2 ngày qua đã lên tới 388 microgram/m3 - ngưỡng cao nhất, còn mức thấp nhất cũng lên tới 114 microgam/m3. Trong khi đó, ngưỡng cao nhất tại Bắc Kinh trong cùng thời điểm chỉ là 298 microgram/m3.
Chỉ số AQI của Hà Nội hôm 1/3 (trên) và Bắc Kinh 4/3 (dưới).
Nhưng các chỉ số này có nghĩa là gì?
Những chỉ số... kinh dị
Nếu bạn chưa biết thì chỉ số ở trên phải nói là cao một cách kinh dị. Mức độ ô nhiễm này nếu được quy đổi ra chỉ số đo lường chất lượng không khí AQI (Air quality Index) sẽ là 426 - đạt mức nguy hại, đủ để khiến bất kỳ ai cũng có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng đến phổi và đường hô hấp.
Nếu bạn chưa biết thì chỉ số ở trên phải nói là cao một cách kinh dị. (Ảnh: Vietnamnet).
Ngay cả khi quy đổi chỉ số thấp nhất trong những ngày gần nhất là 114 microgram/m3, AQI lúc này cũng lên tới 188 - gần chạm ngưỡng "Kém" (Unhealthy).
Trong khi đó, chỉ số PM2.5 cho phép tại Việt Nam chỉ là 50 microgram/m3, tức là thấp hơn tới 6 lần so với những gì đo được.
Có thể kết luận không khí tại Hà Nội ô nhiễm hơn Bắc Kinh?
ĐÚNG! Nhưng đấy là trong trường hợp tính riêng PM2.5 và AQI. Cần biết rằng, AQI chỉ là chỉ số tiêu chuẩn tại một số quốc gia chứ không phải tất cả. Hay nói cách khác, các quốc gia khác nhau sẽ có cách định mức khác nhau về chỉ số chất lượng không khí, như Trung Quốc hoặc Malaysia đó là API (Air pollution Index).
Hơn nữa, AQI có một điểm bất lợi là các tính toán chỉ dựa vào chỉ số PM2.5 - lượng ô nhiễm phân tử có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet trong không khí.
Trong khi đó, để đánh giá sự ô nhiễm còn cần xét đến nhiều thành phần chỉ số khác như: PM10, lượng CO2 trong không khí...
Việc nồng độ bụi trong không khí tại Hà Nội tăng vượt Bắc Kinh cũng là điều không quá khó hiểu.
Còn việc nồng độ bụi trong không khí tại Hà Nội tăng vượt Bắc Kinh cũng là điều không quá khó hiểu.
Hà Nội về mặt diện tích thì thua Bắc Kinh tới 5 lần và theo thống kê từ Bộ Tài Nguyên & Môi Trường thì Thủ đô của chúng ta hiện nay giống như một đại công trường, với cả ngàn công trình lớn nhỏ đang thi công mỗi ngày. Chưa kể, 147 trên tổng số 400 cơ sở sản xuất tại Hà Nội có nguy cơ thải ra chất thải ô nhiễm không khí.
Tắc đường kinh khủng ở Jakarta. (Ảnh: Vietbao).
Hơn nữa, việc có tới hàng triệu phương tiện giao thông ra đường mỗi ngày cũng giúp đẩy lượng bụi trong không khí lên một nồng độ cao hơn, đồng thời thải ra một lượng khí thải không hề nhỏ.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Thực chất, việc lượng ô nhiễm tại đâu lớn hơn không quan trọng, mà vấn đề là lượng ô nhiễm đó ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta - những người trực tiếp hít thở bầu không khí đó mỗi ngày - như thế nào.
Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi rơi vào cảnh tắc đường kinh hoàng. (Ảnh: otofun).
Đừng nghĩ "bụi" là đơn giản. Những phân tử được gọi là "bụi" có thể ở thể rắn hoặc lỏng nên có thể chứa nhiều hóa chất độc hại.
Chưa kể "bụi" có kích thước rất nhỏ nên dễ dàng chui sâu vào phổi của chúng ta, và tất nhiên sẽ gây nên những hệ lụy rất nghiêm trọng.
Phân tử được gọi là "bụi" có thể ở thể rắn hoặc lỏng nên có thể chứa nhiều hóa chất độc hại.
Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và nồng độ bụi trong không khí, hay nói cách khác là chỉ số PM2.5. Theo WHO, PM2.5 nhỏ hơn 25 microgram/m3 là chỉ số an toàn, còn vượt ngưỡng 100 là sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con người.
Các triệu chứng trong ngắn hạn bao gồm kích ứng mắt, mũi, họng, có thể gây viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Một số người có thể bị đau đầu, buồn nôn, dị ứng. Đối với người vốn đã có tiền sử bệnh tim phổi, bụi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, tăng khả năng tử vong.
Việc có tới hàng triệu phương tiện giao thông ra đường mỗi ngày cũng giúp đẩy lượng bụi trong không khí lên một nồng độ cao hơn.
Chưa hết đâu, nếu tiếp xúc với bụi trong thời gian dài, các biến chứng sẽ rất khủng khiếp, như bệnh hô hấp mãn tính, ung thư phổi, bệnh tim, thậm chí tác động xấu đến não, dây thần kinh, gan và thận.
Khi đi ra đường, hãy nhớ lúc nào cũng phải đeo khẩu trang nhé.
Và bạn hiểu mình phải làm gì rồi đúng không? Trước hết là cần hạn chế ra đường đã. Và không cần biết mức độ ô nhiễm thế nào, ra đường cứ "bó cẩn" bịt khẩu trang vào đã nhé!

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
