Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
Không ít người tưởng nhầm rằng, việc dùng cốc giấy là việc làm thân thiện với môi trường, nhưng họ đã nhầm.
Cốc giấy không thân thiện với môi trường như bạn tưởng.
"Những chiếc cốc giấy không thể tự phân hủy sinh học, ngay cả khi chúng được tập kết ở bãi phế liệu. Hiện 90% các loại cốc giấy dùng một lần này sẽ bị người dùng quăng ngay vào thùng rác gần nhất sau khi uống", một nhà môi trường học cho biết.
Theo thống kê tại Australia, mỗi năm có đến 1 tỷ chiếc cốc giấy dùng một lần bị thải ra môi trường. Còn tại Anh, số lượng cốc giấy thải ra lên tới 2,5 tỷ chiếc mỗi năm, tức là nếu xếp lại thì chiều dài đủ để quấn quanh hơn 5 lần Trái đất.
Các nhà khoa học ước tính, chính việc ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường từ các cốc giấy có thể khiến cho nền kinh tế Australia thiệt hại hàng triệu USD/ mỗi năm.
Do vậy, một số nhà nghiên cứu tại xứ sở Kangaroo hiện đang thử nghiệm một loại cốc giấy mới có khả năng tự phân hủy bởi lớp màng lót được làm từ thực vật chứ không phải là nhựa. Tuy nhiên, chúng lại có giá thành cao gấp đôi so với loại cốc giấy đang dùng.
Một chiếc cốc nhựa phát sinh từ 10 gram đến 30 gram CO2.
Dấu chân carbon của cốc giấy Dấu chân carbon của một chiếc cốc giấy là khoảng 110 gram CO2, trong khi đó, một chiếc cốc nhựa phát sinh từ 10 gram đến 30 gram CO2. Dấu chân carbon là lượng khí thải carbon dioxide (CO2) phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu hủy một sản phẩm. Trong trường hợp của cốc giấy và cốc nhựa, quá trình này bao gồm việc khai thác nguyên liệu để tạo ra giấy hoặc nhựa, chế tạo cốc từ giấy hoặc nhựa, vận chuyển cốc đến người tiêu dùng, và cuối cùng là tiêu hủy cốc sau khi sử dụng. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên The Guardian, mỗi bước trong quá trình nêu trên đều phát sinh lượng CO2 nhất định, và tổng cộng, một chiếc cốc giấy phát sinh ra khoảng 110 gram CO2, trong khi một chiếc cốc nhựa chỉ phát sinh từ 10 gram đến 30 gram CO2. Lâu nay, cốc giấy thường được coi là "thân thiện môi trường" hơn cốc nhựa vì lý do chính là khả năng phân hủy tự nhiên tốt hơn rất nhiều và tạo ra rất ít hạt vi nhựa. Dù vậy, mỗi khi chúng ta sử dụng một chiếc cốc giấy hoặc cốc nhựa, chúng ta đang góp phần vào việc thải ra khí CO2, một khí gây hiệu ứng nhà kính, vào không khí. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, một vấn đề mà toàn thế giới đang phải đối mặt. Vì vậy, để bảo vệ môi trường thì tốt nhất không phải là lựa chọn loại nào, mà là giảm thiểu việc sử dụng cả cốc giấy và cốc nhựa dùng 1 lần, từ đó có thể giúp chúng ta giảm lượng khí thải CO2. |

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
